Quy tắc 15-15 khi bị hạ đường huyết và cách phòng ngừa cho mọi đối tượng

Đối với người cao tuổi, đặc biệt người đã đang và mắc đái tháo đường, hạ đường huyết là hiện tượng bất lợi cần phải xử trí kịp thời, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân bị giảm đường máu để thực hiện các biện pháp phòng ngừa, tránh để bệnh tái diễn liên tục sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe về lâu dài.

Hạ đường huyết - Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Hạ đường huyết – Nguyên nhân và cách phòng ngừa

1/ Hạ đường huyết – Triệu chứng và nguyên nhân

Ở người bình thường, đường huyết đo được chia làm 3 mốc giai đoạn:

  • Trước khi ăn: chỉ số đường huyết nằm trong khoảng từ 90 đến 130mg/dL.
  • Trong khi ăn: chỉ số đường huyết nằm trong ngưỡng từ 70 đến 100mg/dL.
  • Sau ăn từ 1-2h: chỉ số đường huyết nhỏ hơn 180mg/dL.

Hiện tượng đường máu đo được nằm dưới mốc 70 mg/dL được xem là bị hạ đường máu. Tại thời điểm này, cơ thể bị thiếu hụt glucoza – là nguồn năng lượng chính và quan trọng để thực hiện các chức năng vận động, từ đó kéo theo nhiều triệu chứng khác thường.

Triệu chứng thường thấy khi bị giảm đường huyết

Khi đường huyết bị sụt giảm quá mức cho phép, cơ thể tự động kích hoạt cơ chế sản sinh adrenaline. Đây là hoạt chất tác động khiến tim đập nhanh, chân và tay bị đổ mồ hôi lạnh, da bị tái nhợt nhạt, cảm giác lo lắng bồn chồn không yên, buồn nôn hoặc nôn.

Không những vậy não bộ bị thiếu đường glucose gây ảnh hưởng tới các hoạt động chức năng chính của não, cụ thể như tay chân bị run, mắt bị mờ, hoa mắt, đầu óc bị xao nhãng khó tập trung, nói năng bị lẫn lộn, nói lắp,… Nguy hiểm hơn nếu não bộ cạn kiệt năng lượng và đường glucose trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng mất ý thức, ngất xỉu, hôn mê, thậm chí là co giật.

Một số ít trường hợp khác người bệnh bị hạ đường huyết nhưng hoàn toàn không có triệu chứng được gọi là hạ đường máu vô thức hay hạ đường máu không nhận biết. Điều này cũng khá nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh do dễ bị biến chứng, trở nặng và khó phục hồi do phát hiện muộn.

Nguyên nhân hiện tượng hạ đường máu

Thông thường giảm đường huyết dễ xảy ra ở người bị đái tháo đường nhiều hơn do ảnh hưởng của isullin bị dùng sai cách hoặc quá lượng cho phép, ngoài ra nhiều trường hợp bị giảm đường máu đột ngột là báo hiệu dấu hiệu không ổn từ sức khỏe.

Nguyên nhân dẫn đến tụt đường huyết đột ngột
Nguyên nhân dẫn đến tụt đường huyết đột ngột
  1. Nguyên nhân liên quan đến bệnh lý tiểu đường

Cơ chế của hormone isullin trong cơ thể có nhiệm vụ chuyển hóa đường glucose phần lớn ở gan thành một dạng năng lượng để dữ trự và phục vụ các hoạt động chức năng của cơ thể. Đối với người bệnh đái tháo đường thì cơ thể hoặc không có khả năng tái tạo isullin (tuýp 1) hoặc isullin được tạo ra không đủ cho sinh hoạt của cơ thể, hoặc isullin không có tác dụng (tuýp 2); do đó lượng đường trong máu quá cao khiến người bệnh bắt buộc phải thực hiện bổ sung isullin bằng đường uống, hoặc đường tiêm trực tiếp, nhằm giải phóng và chuyển hóa đường trong máu.

Tuy nhiên việc sử dụng isullin bằng bất kì phương thức nào, chỉ cần quá liều lượng quy đình cũng sẽ dẫn đến hiện tượng lượng đường máu bị giảm quá mức, gây ra hạ đường huyết. Hoặc việc thay đổi đột ngột loại thuốc điều trị đái tháo đường cũng bị tác dụng phụ làm giảm đường huyết.

  1. Nguyên nhân không liên quan đến bệnh lý tiểu đường

Mặc dù đây là nhóm nguyên nhân ít xảy ra nhưng lại là những cảnh báo đối với sức khỏe.

  • Ăn ít, nhịn ăn, khoảng các giữa các bữa ăn quá xa: cơ thể lâm vào trạng thái thiếu hụt năng lượng và glucose trầm trọng, gây ra hậu quả hạ đường máu.
  • Uống quá nhiều rượu bia. Thành phần trong rượu ức chế quy trình giải phóng glycogen thành glucose vào máu, khiến thiếu hụt đường trong máu làm tụt đường huyết.
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc bị dùng sai cách hay quá liều.
  • Liên quan đến các bệnh mãn tính ở gan, thận và tim gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới đường huyết.
  • Dấu hiệu của thiếu hụt hormone quan trọng ở tuyến thượng thận và tuyến tụy, tuyến yên gây bệnh rối loạn chuyển hóa và hạ đường máu.
  • Hạ đường máu sau ăn thường gặp ở bệnh nhân phẫu thuật cắt dạ dày.

Nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị hạ đường máu

Xét theo nguyên nhân gây bệnh, có thể dễ dàng nhận thấy người bệnh có tiền sử bị đái tháo đường khi sử dụng isullin không theo chỉ định có nguy cơ cao nhất bị tụt đường huyết.

Tiếp đó, các đối tượng có lối sống sinh hoạt thiếu lành mạnh, như sử dụng lượng lớn đồ uống có cồn trong thời gian dài, hoặc thực hành giảm cân – nhịn ăn sai phương pháp trước sau gì đều sẽ phải đối mặt với bệnh lý hạ đường máu không mong muốn.

Ngoài ra thì nhóm người bệnh có tiền sử bệnh gan thận hay các bệnh rối loạn chuyển hóa cũng có nguy cơ biến chứng giảm đường huyết.

2/ Làm gì khi bị hạ đường huyết và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Mặc dù các triệu chứng của tụt đường huyết không phải thông thường đều không quá cấp bách trừ trường hợp người bệnh bị mất ý thức, và hôn mê sâu thì có thể sơ cứu và phục hồi tại nhà theo quy tắc sau:

Dấu hiệu dễ dàng nhận biết khi bị hạ đường huyết
Dấu hiệu dễ dàng nhận biết khi bị hạ đường huyết

Quy tắc 15-15 dành cho người bị hạ đường máu

Đây là bộ quy tắc được khuyến nghị từ Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ nhằm tăng lượng đường trong máu ngay khi người bệnh xuất hiện các biểu hiện bị giảm đường huyết.

– Đầu tiên, người bệnh cần được bổ sung lập tức 15gram carb dạng hoạt động nhanh, tương đương với định lượng các loại thực phẩm sau, chú ý chỉ chọn 1 trong các phương thức dưới đây, tùy theo điều kiện thực tế tại thời điểm:

+ Nửa cốc nước cam hoặc nước ép trái cây.

+ Một thìa mật ong nguyên chất.

+ 1 cốc sữa không đường, không chất béo.

+ 1 thìa đường tinh khiết.

+ 6-8 viên kẹo.

– Sau 15 phút tiếp theo, người bệnh thực hiện kiểm tra đường huyết. Nếu lượng đường trong máu vẫn ở mức dưới 70mg/dL, người bệnh tiếp tục nạp thêm 15gram carb như trên.

– Lặp lại bước đo đường máu và bổ sung carb sau mỗi 15 phút cho đến khi đường huyết cao hơn 70mg/dL.

– Khi cơ thể về trạng thái bình ổn, cần ăn thêm 1 bữa chính hoặc phụ để duy trì đường huyết ở mức ổn định. Lưu ý không nên lạm dụng các thực phẩm chứa nhiều carb sẽ gây phản ứng ngược làm tăng đường huyết, bất lợi cho sức khỏe đặc biệt là người đang bị tiểu đường.

Một chú ý quan trọng nữa là phương pháp này chỉ áp dụng với trường hợp người bệnh vẫn còn ý thức và vẫn có thể ăn hoặc uống được, nếu người bệnh đã chuyển nặng sang hôn mê không nên cố nhét thức ăn hay thức uống vì có thể làm nghẹt đường thở dẫn tới tử vong. Khi người bệnh đã mất ý thức, cần được đưa đến cơ sở y tế để thực hiện biện pháp chuyên khoa kịp thời.

Phòng ngừa hạ đường huyết tại nhà

Để ổn định lượng đường trong máu, mọi người đều có thể áp dụng các mẹo ăn uống và sinh hoạt đúng đắn như sau:

Dinh dưỡng cho người hạ đường huyết
Dinh dưỡng cho người hạ đường huyết
  • Chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày gồm 3 bữa chính và 2-3 bữa nhẹ, mỗi bữa tiêu thụ lượng khoảng 15gr carb.
  • Ưu tiên thực phẩm chứa carb lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh và trái cây tươi, cá, phomai ít béo và trứng.
  • Tránh xa đồ uống chứa cồn, bia và rượu.
  • Bổ sung các thực phẩm tính năng hỗ trợ cân bằng đường huyết như tinh dầu thông đỏ Royal Korean Red Pine. Người không bị tiểu đường uống phòng ngừa từ 1-2 viên/ngày, người đái tháo đường uống 3 viên/ngày. Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng tại Việt Nam, chiết xuất 100% từ lá thông đỏ tinh khiết nên khá lành tính khi sử dụng.
  • Với người đang và tiền sử đái tháo đường cần thường xuyên kiểm tra đường huyết tại nhà, vào trước hoặc sau bữa ăn, và định kì tại bệnh viện chuyên khoa chống tình trạng hạ đường huyết diễn ra nhiều lần ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *