Mục Lục
Ung thư phổi là bệnh ác tính nguy hiểm hàng đầu trên thế giới. Mỗi năm có khoảng 2 triệu người mắc bệnh trong đó có hơn 1 triệu người tử vong. Đây là một con số cực kỳ báo động, và các con số này vẫn gia tăng hàng năm. Gần đây bệnh còn xuất hiện ở những người trẻ tuổi nhiều hơn, điều này chứng minh được căn bệnh này ngày càng trẻ hóa. Ở giai đoạn đầu bệnh thường có ít những dấu hiệu điển hình, vì vậy việc phát hiện sớm bệnh là rất khó khăn. Trường hợp nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời thì tỷ lệ kéo dài tuổi thọ rất cao. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh ác tính này, hãy tìm hiểu thông tin dưới đây của chúng tôi.
Bệnh ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi – tên khoa học trên thế giới là Lung Cancer. Đây là loại ung thư khởi phát từ phổi, hay còn gọi là khối u ác tính ở đường hô hấp. Bệnh xảy ra khi một khối u ác tính hình thành trong phổi và phát triển rất nhanh về cả kích thước lẫn tốc độ xâm lấn. Khi đó khối u sẽ chèn ép vào các cơ quan xung quanh làm tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn.
Các bác sĩ chuyên khoa đã chia u phổi ác tình này thành hai loại chính dựa trên sự xuất hiện của các tế bào khối ung thư dưới kính hiển vi. Cụ thể như sau:
– Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC), loại này chiếm 80 – 85% trong tổng số trường hợp mắc bệnh. Đây là thuật ngữ chuyên ngành để chỉ một số loại u phổi ác tính, bao gồm các loại như: ung thư biểu mô tế bào vảy, biểu mô tuyến và biểu mô tế bào lớn.
– Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) chiếm khoảng 15 – 20% còn lại. Theo nghiên cứu thì loại này hầu như chỉ xảy ra ở những người thường xuyên sử dụng thuốc lá, nghiện thuốc lá nặng.
Ngoài khối u ác tính thì ở phổi vẫn có những trường hợp xuất hiện các khối u lành tính. Về cơ bản khối u lành tính có sự khác biệt rất lớn đối với u ác tính. Để xác định chính xác tính chất của khối u thì chúng ta cần phải can thiệp đến những phương pháp chuẩn đoán khoa học.
Các giai đoạn phát triển của ung thư phổi
Các giáo sư, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực cho biết, ung thư không thế bào nhỏ (NSCLC) chia thành 4 giai đoạn tượng trưng cho mức độ di căn của các tế bào u ác tính. Như vậy sẽ giúp việc chuẩn đoán sẽ chính xác hơn bệnh đang ở giai đoạn nào, từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tương ứng cho phù hợp. Ở giai đoạn đầu, ung thư phổi không có những dấu hiệu rõ ràng, bệnh chỉ được chuẩn đoán khi các tế bào khối u đã phát triển và làn rộng.
Bốn giai đoạn của ung thư phổi không tế bào nhỏ như sau:
Giai đoạn đầu: Các tế bào ung thư được tìm thấy trong phổi, nhưng chúng chưa lan ra ngoài phạm vi.
Giai đoạn 2: Tế bào ung thư xuất hiện ở phổi và các hạch bạch huyết lân cận xung quanh phổi.
Giai đoạn 3: Tế bào được tìm thấy trong phổi và các hạch bạch huyết ở giữa ngực.
Giai đoạn cuối: Các tế bào ung thư phát triển mạnh và lan rộng cả hai phổi, sang khu vực xung quanh vị trí này hoặc đã di căn đến các cơ quan ở xa.
Đối với ung thư phổi tế bào nhỏ chỉ có 2 giai đoạn chính:
Giai đoạn hạn chế: Tế bào ung thư chỉ tìm thấy ở một bên phổi hoặc các hạch bạch huyết lân cận ở cùng bên ngực.
Giai đoạn mở rộng: Các khối u ác tính đã lan rộng ở trong một lá phổi, hoặc đến phổi đối diện, hoặc đến các bạch huyết ở phía đối diện, hoặc đến tủy xương, hoặc đến các cơ quan ở xa.
Theo thống kê cho thấy tại thời điểm chẩn đoán, cứ 2 trong số 3 người mắc ung thư tế bào nhỏ khi phát hiện đã ở giai đoạn mở rộng.
Các dấu hiệu ung thư phổi thường gặp
Thông thường những người ung thư phổi ở giai đoạn đầu thường rất khó để phát hiện vì bệnh không có dấu hiệu rõ ràng. Tuy nhiên, những biểu hiện thường xuất hiện chúng ta cần lưu ý:
– Ho kéo dài, kèm có đờm hoặc máu.
– Đau tức vùng ngực và tình trạng đau hơn khi thở sâu, cười hoặc ho;
– Khàn tiếng, hụt hơi, thở khò khè không rõ nguyên nhân.
– Cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi và có kèm theo chán ăn dẫn đến sụt cân.
– Trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể bị nhiễm trùng đường hô hấp tái phát như viêm phổi hoặc viêm phế quản kèm theo.
– Đôi khi tế bào ung thư phổi còn khiến cơ thể tạo ra một chất tương tự như hormone, chính hormone này gây nên một loạt triệu chứng gọi là hội chứng paraneoplastic như: yếu cơ, buồn nôn, cơ thể tích nước, huyết áp cao, co giật,…
– Khối u trong phổi phát triển nếu đè lên tĩnh mạch lớn làm nhiệm vụ vận chuyển máu giữa đầu, cánh tay và tim thì sẽ dẫn đến tình trạng sưng mặt, cổ, ngực trên và cánh tay.
– Vị trí các khối u xuất hiện trên đỉnh phổi thì người bệnh sẽ bị ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở mặt, dẫn đến tình trạng sụp mí mắt, đồng tử nhỏ kết hợp với đau nhức vai,…
Nguyên nhân gây ung thư phổi
Khoa học chưa chứng minh được nguyên nhân chính gây ung thư phổi là gì. Tuy nhiên môi trường không khí ô nhiễm, chế độ sinh hoạt – ăn uống thiếu khoa học, những thói quen xấu hàng ngày chính là những tác nhân hàng đầu gây ra các khối u ác tính ở phổi.
Tác nhân gây ung thư phổi lớn nhất phải kể đến khói thuốc
Bất kể ai cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, trong đó có tới 90% người bệnh là do thuốc lá. Không chỉ người hút thuốc lá mà người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá cũng có nguy cơ mắc bệnh. Trong khói thuốc có chất Nicotine rất hại cho hệ thống đường hô hấp. Theo trung tâm kiểm soát dịch bệnh thống kê, những người hút thuốc lá có tỷ lệ mắc u hô hấp cao hơn từ 25-30 lần so với những người không sử dụng thuốc lá.
Khói thuốc này làm tổn thương mô phổi, mặc dù phổi có khả năng sửa chữa các hư tổn nhẹ nhưng hít khói thuốc lá mỗi ngày sẽ khiến phổi mất đi khả năng phục hồi. Một khi máy lọc không khí của cơ thể bị tổn thương, chúng sẽ hoạt động bất thường gây ra nhiều hệ lụy đến các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể. Để giảm thiểu tỷ lệ mắc u ác tính ở phổi, hãy ngừng việc sử dụng thuốc lá ngay từ hôm nay.
Tiếp xúc nhiều với sóng bức xạ tần số cao và Radon
Bức xạ tần số cao cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư. Trong thời đại khoa học phát triển như hiện nay con người ngày càng tiếp xúc với nhiều loại bức xạ, đặc biệt là trong quá trình khám bệnh chụp X-quang, chụp CT,…
Đối với khí phóng xạ Randon tồn tại trong tự nhiên thì tốt nhất mọi người nên tránh xa vùng nguy hiểm, nơi có lượng khí Randon cao. Chất này thường phân dã từ đất và đá trong lòng đất, chúng len lỏi thông qua các vết hở và hòa lẫn vào không khí, nguồn nước. Theo chứng minh, những người vừa hút thuốc lá vừa tiếp xúc nhiều với khí này thường có nguy cơ ung thư rất cao.
Yếu tố môi trường
Môi trường làm việc là một trong 3 yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành các khối u ác tính ở phổi. Nếu làm việc trong môi trường ô nhiễm, độc hại, nhiều khói bụi,… còn gây là nhiều bệnh lý khác, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của chúng ta. Nếu tiếp diễn trong thời gian dài có thể làm tổn thương đường hô hấp, suy giảm hô hấp, lá phổi hình thành sẹo hoặc sơ hóa,…
Ngoài các nguyên nhân chủ yếu kể trên thì vẫn còn một số các nguyên nhân khác như: tuổi tác, yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng,…
Một số cách phòng ngừa – hạn chế mắc ung thư phổi
Để phòng ngừa ung thư phổi hay các bệnh lỹ khác thì việc đầu tiên chúng ta cần làm là chăm sóc cơ thể để có được một hệ miễn dịch vững chắc. Vậy làm thế nào để có một cơ thể khỏe manh?
– Chế độ ăn uống khoa học: Hãy ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp ăn nhiều rau xanh – củ – quả.
– Từ bỏ thuốc lá hoặc các loại tương tự thuốc lá như: thuốc lào, shisha, thuốc lá điện tử, các chất kích thích.
– Tập thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày. Nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để chơi môn thể thao mà mình yêu thích.
– Khi làm việc trong môi trường độc hại, bụi bẩn, ô nhiễm hoặc tiếp xúc nhiều với chất hóa học,… mọi người nên mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang.
– Nên kết hợp sử dụng sản phẩm bổ trợ giúp phòng ngừa và cải thiện sức khỏe như hắc sâm, các sản phẩm chiết xuất từ hắc sâm, tinh dầu thông đỏ cao cấp Hàn Quốc. Đây là những sản phẩm có khả năng ngăn chặn, phòng ngừa ung thư – u. Đồng thời với những thành phần chống oxy hóa tự nhiên mạnh mẽ sẽ giúp cân bằng gốc tự do trong cơ thể, sớm phát hiện ra tế bào lạ và tiêu diệt chúng ở mức độ xơ khai.
Đọc đến đây chắc hẳn mọi người đã nắm bắt được tổng quát về bệnh ung thư phổi rồi phải không nào. Là một bệnh nguy hiểm, thường tiềm ẩn và không có dấu hiệu rõ ràng ở giai đoạn đầu. Vì vậy dẫn đến một số thay đổi nhỏ nhưng nhiều người chủ quan. Khi thấy cơ thể khác lạ mà không rõ nguyên nhân, tốt nhất hãy đến các trung tâm y tế kiểm tra. Theo các chuyên gia khuyến cáo, tốt nhất nên tầm soát sức khỏe tổng thể 6tháng/lần để sớm phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp.