Mục Lục
Bệnh tiểu đường hiện nay đang là nỗi ám ảnh của nhiều người. Đây là căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn và là một trong những bệnh có nguy cơ tử vong cao nhất trên thế giới. Hiện nay, đái tháo đường chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Vì thế, những người mắc bệnh phải sống chung với bệnh cả đời. Vậy người mắc bệnh tiểu đường nên uống thuốc gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người đang thắc mắc. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu trong bài viết này.
Bệnh tiểu đường – Khi nào cần sử dụng thuốc
Mặc dù là một bệnh mãn tính nhưng người mắc bệnh cũng không cần phải quá lo lắng, hoang mang. Hiện nay, Y học phát triển đã sản xuất ra rất nhiều loại thuốc điều trị, hỗ trợ bệnh đái tháo đường. Các loại thuốc này kiểm soát rất tốt bệnh tiểu đường, phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Vậy khi nào cần sử dụng thuốc tiểu đường? Tùy từng giai đoạn diễn biến bệnh, bác sĩ sẽ chỉ dẫn cho mọi người phương pháp điều trị phù hợp.
Đối với người mắc bệnh tiểu đường type 1
Người mắc bệnh đái tháo đường type 1 là do cơ thể bị thiếu hụt insulin hoặc cơ thể không tiết ra insulin. Nguyên nhân là do tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy dẫn đến tình trạng này. Mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường nhóm 1 này là cung cấp lượng insulin cho cơ thể, bù vào phần còn thiếu mà cơ thể không sản sinh kịp.
Đối với nhóm type 1, người bệnh cần phải sử dụng các loại thuốc nhóm insulin, trường hợp sử dụng thuốc insulin không hiệu quả thì cần dùng thuốc tiêm insulin. Sử dụng thuốc tiêm insulin mang lại hiệu quả nhanh, chi phí đắt, thường sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Đối với người mắc bệnh tiểu đường type 2
Khác với nhóm tiểu đường type 1, nhóm tiểu đường type 2 ngược lại hoàn toàn. Người mắc bệnh đái tháo đường type 2 là do tế bào cơ thể kháng với insulin, hay nói cách khác là cơ thể không phụ thuộc vào insulin.
Người mắc bệnh tiểu đường type 2 cơ thể vẫn sản sinh insulin như người bình thường nhưng lại không tiếp nhận chúng. Vì thế, insulin không được tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose khiến lượng đường trong máu tăng cao.
Khi mắc tiểu đường type 2, người bệnh muốn kiểm soát được lượng đường trong máu cần thay đổi chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều chất xơ và vitamin,… Người bệnh cũng nên kết hợp với tập thể dục mỗi ngày để nâng cao thể trạng, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm.
Các bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên, đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi người. Hãy tuân thủ và sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng giờ để có được kết quả như mong đợi. Không nên tự ý thay đổi liều lượng hoặc loại thuốc nếu không có sự đồng ý của bác sĩ.
Những loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Kiểm soát đường huyết bằng thuốc là giải pháp tốt nhất hiện nay. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng nên sử dụng thuốc. Đối với người có chỉ số đường huyết trên mức an toàn, dưới mức nguy hiểm thì có thể sử dụng thảo dược kết hợp với chế độ ăn uống để kiểm soát bệnh.
Sau đây là top những loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường tốt nhất, được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Mọi người cùng tim hiểu nhé!
Nhóm thuốc Sulfonylurea
Nhóm thuốc sulfonylureas là một trong những nhóm thuốc nổi bật để điều trị đường huyết. Hầu hết người mắc bệnh tiểu đường đều sử dụng nhóm thuốc này.
Nhóm Sulfonylurea có chứa nhân sulfonic acid urea mang lại nhiều hoạt tính. Nhóm sulfonylureas giúp hạ đường huyết bằng cách kích thích tế bào beta tuyến tụy sản sinh ra insulin. Ngoài ra, sulfonylurea tác động trực tiếp lên tế bào gan, hạn chế sản xuất glucose từ việc ly giải mỡ ở gan.
Chỉ định: Phù hợp với nhóm người mắc bệnh tiểu đường type 2.
Chống chỉ định: Người suy thận, phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên sử dụng.
Một số loại thuốc nhóm Sulfonylurea bao gồm:
- Acetohexamide (Dymelor).
- Glyburide (Diabeta, Micronase, Glynase).
- Chlorpropamide (Diabinese).
- Tolbutamide (Orinase).
- Glipizide (Glucotrol).
- Gliclazide (Diamicron).
- Tolazamide (Tolinase).
- Glimepiride (Amaryl).
Tác dụng phụ của thuốc: Kho chịu, đau đầu, dị ứng. Làm suy giảm chức năng gan, thận nếu sử dụng trong thời gian dài.
Nhóm thuốc Thiazolidinedione
Thiazolidinedione là nhóm thuốc điều trị bệnh tiểu đường type 2. Các loại thuốc Thiazolidinedione làm tăng độ nhạy với insulin nhờ tác động lên mô mỡ, cơ và gan làm tăng sử dụng glucose. Đồng thời nhóm thuốc này còn có khả năng làm giảm sản xuất glucose trong gan.
Hiện nay, nhóm thuốc này được lưu hành trên thị trường bao gồm 2 loại: Rosiglitazone (Avandia) và Pioglitazone (Actos).
Nhóm thuốc này có thể kết hợp với các loại thuốc điều trị đái tháo đường khác để tăng hiệu quả của thuốc.
Chỉ định: Dành cho người mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Chống chỉ định: Bệnh nhân mắc bệnh về gan, suy thận, phụ nữ mang thai,…
Một số tác dụng phụ: Mệt mỏi, đau cơ, dị ứng da, giữ nước gây phù lề,…
Nhóm thuốc ức chế enzyme Alpha – Glucosidase
Đúng như tên gọi của nó, nhóm thuốc này ức chế enzyme Alpha – Glucosidase ở niêm mạc ruột non. Hiện nay, nhóm thuốc này được lưu hành trên thị trường bao gồm Acarbose (Glucobay, Precose) và Glyset (Meglitol).
Những enzyme Alpha Glucosidase bao gồm: sucrose, maltase, isomaltase và gluocoamylase. Chúng có vai trò chuyển hóa chất đường bột thành dạng đường đơn dễ dàng hấp thu vào máu qua niêm mạc ruột.
Các thuốc ức chế enzyme có chức năng làm chận quá trình phân giải đường, làm chậm quá trình hấp thụ đường tại ruột. Từ đó giúp giảm chỉ số glucose trong máu sau khi ăn.
Một số tác dụng phụ khi sử dụng nhóm thuốc ức chế enzyme Alpha Glucosidase:
– Trong quá trình sử dụng thuốc sẽ xảy ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: Viêm đường hô hấp trên, viêm xoang, nhức đầu.
– Một số biểu hiện khác như tê bì chân tay, mệt mỏi, tăng cân, cơ thể tích nước,…
– Một số triệu chứng khác như: chán ăn, vàng da, buồn nôn,…
Không dùng thuốc cho bệnh nhân mắc bệnh về gan, thận, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Nhóm thuốc Biguanide
Nhóm thuốc này chỉ có một dạng duy nhất là Metformin (Glucophage). Đây là loại thuốc khá phổ biến, chỉ bán theo đơn của bác sĩ.
Nhóm Biguanide có tác dụng ức chế gan đưa glucose dự trữ vào máu, nhờ đó giúp lượng đường huyết trong máu giảm. Ngoài ra Biguanide còn kích thích cơ thể tăng sử dụng insulin.
Một số tác dụng phụ của thuốc: Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chán ăn,…
Chống chỉ định: Người có tiền sử mắc bệnh tim, gan, thận không nên sử dụng. Cần phải tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ.
Nhóm thuốc Meglitinides
Nhóm thuốc này có 1 dạng duy nhất đang được dùng hiện nay là Repaglinide (Prandin, Novonorm). Nhóm Meglitinides có tác dụng kích thích tế bào tuyến tụy sản xuất insulin để chuyển hóa glucose trong máu thành năng lượng nuôi tế bào.
Loại thuốc này có tác dụng rất nhanh nên được chỉ định là dùng trước bữa ăn. Người mắc bệnh đái tháo đường khi chỉ số đường huyết tăng nhanh đột ngột nên sử dụng dòng sản phẩm này để hạ đường huyết nhanh chóng.
Một số tác dụng phụ của thuốc: Có thể dẫn đến tụt đường huyết, đau đầu, buồn nôn, viêm xoang, đau khớp,…
Chống chỉ định: Không sử dụng cho trường hợp mẫn cảm với thuốc, người mắc bệnh suy gan, suy thận,…
Lưu ý dành cho người sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường
Trong trường hợp người bệnh tiểu đường phải sử dụng thuốc để ổn định glucose trong máu thì cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Người bệnh nên sử dụng đúng loại thuốc, đúng giờ và đúng liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định trên đơn thuốc. Hãy tạo thói quen sử dụng thuốc đúng giờ để tăng hiệu quả của thuốc tiểu đường.
- Cần uống đều đặn hàng ngày, không tự ý bỏ liều. Trường hợp nếu quên hãy uống ngay, nếu gần với thời gian uống liều tiếp theo thì bỏ một liều trước đó.
- Không nên sử dụng đơn thuốc tiểu đường của người khác áp dụng cho bản thân. Mỗi người bệnh có chỉ số đường huyết nặng – nhẹ khác nhau. Việc sử dụng chung đơn thuốc của người khác không những khiến tình trạng bệnh trở lên tồi tệ hơn mà còn ảnh hưởng rất lớn đến các cơ quan như thận, gan,…
- Trong quá trình sử dụng thuốc nếu có bất kỳ biểu hiện lạ hoặc có phản ứng phụ gì hãy liên hệ với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn.
- Không nên tự ý đổi thuốc nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
Sau khi đo chỉ số đường huyết, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong số các nhóm thuốc kể trên. Tùy vào tình trạng bệnh và sức khỏe mỗi người mà sẽ có đơn thuốc khác nhau. Việc kết hợp các loại thuốc sẽ giúp tăng hiệu quả của thuốc.
Nên nhớ rằng, mặc dù sử dụng thuốc đặc trị tiểu đường người bệnh cũng cần phải có một chế độ ăn uống khoa học, thể dục thể thao thường xuyên để ngăn chăn, phòng ngừa, điều trị bệnh đái tháo đường được hiệu quả hơn.
Với những thông tin trên, hi vọng sẽ có thêm kiến thức cho người mắc bệnh tiểu đường. Mặc dù là bệnh mạn tính nhưng mọi người cũng đừng quá lo lắng. Sử dụng thuốc tiểu đường đều đặn sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh gần như người bình thường.
Hiện nay, một dòng sản phẩm tự nhiên có tác dụng phòng ngừa tiểu đường, mỡ máu được nhiều người tin dùng đó chính là tinh dầu thông đỏ Hoàng Gia Hàn Quốc (Royal Korean Red Pine). Người bệnh có thể vừa sử dụng thuốc điều trị tiểu đường, vừa sử dụng tinh dầu thông đỏ. Tuy nhiên, nên cách xa thời gian uống thuốc đặc trị khoảng 2h. Hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ nhé!
Tham khảo bài viết về bệnh lý tiểu đường: