Giải Đáp Thắc Mắc Về Bệnh Cao Huyết Áp Thường Gặp

Thật đáng buồn khi nói rằng bệnh cao huyết áp ngày nay còn nguy hiểm hơn bệnh ung thư gấp nhiều lần. Đơn giản là bởi vì ung thư còn có giai đoạn 1, giai đoạn 2 rồi đến giai đoạn cuối. Người bệnh sẽ biết mình còn sống được bao lâu và mất đi lúc nào, để còn có thể thực hiện những điều chưa hoàn thành. Còn bệnh cao huyết áp thì nếu không kiểm tra sức khỏe thường xuyên sẽ không biết được. Đáng sợ hơn là có thể “ra đi” lúc nào không hay biết.

Đã có bao người ngã xuống và không bao giờ đứng lên vì căn bệnh này. Vì vậy, hãy cẩn trọng về bệnh này ngay từ hôm nay. Mọi người hãy đọc bài viết này thật kỹ để có thể hiểu hơn về bệnh cao huyết áp, cũng như những điều cần biết để phòng ngừa. Sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ những câu hỏi thường gặp xung quanh bệnh cao huyết áp.

Giải đáp những thắc mắc về bệnh cao huyết áp thường gặp

Khái niệm về huyết áp cao? Tìm hiểu về bệnh
Khái niệm về huyết áp cao? Tìm hiểu về bệnh

Thế nào là bệnh cao huyết áp?

Bệnh cao huyết áp được hiểu đơn giản là khi huyết áp trong người bạn tăng cao thường xuyên. Nguyên nhân là do tim bơm và tải máu đi quá cao, khi đó sẽ tạo nên 1 áp lực lớn lên thành động mạch. Áp lực máu này càng cao, thì sự tổn thương lên thành động mạch càng nhiều. Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng phương pháp. Bạn có thể gặp các biến chứng như xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não và có thể tử vong.

Những chỉ số nào thể hiện sự cao huyết áp?

Để nhận biết bạn có bị cao huyết áp hay không, thì cách tốt nhất là nên đi đo huyết áp một cách định kỳ. Khi đi đo huyết áp, bác sĩ sẽ đưa cho bạn kết quả cũng như chỉ số đo huyết áp. Nếu như bạn có điều kiện, hãy mua cho mình 1 chiếc máy đo huyết áp để dễ dàng theo dõi sức khỏe. Đơn vị đo huyết áp máu là mmHg( mi-li-mét thủy ngân). Huyết áp gồm hai chỉ số, đó là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

Ví dụ: Bạn đi đo huyết áp ở bệnh viện và thấy trên đồng hồ có hiện chỉ số 120/80 mmHg. Thì số 120 mmHg là chỉ số huyết áp tâm thu, còn 80 mmHg là chỉ số tâm trương.

Đối với chỉ số trên thì huyết áp bạn đang mức tối ưu, ổn định. Nhưng nếu huyết áp của bạn rơi vào khoảng 120-139/80-89 mmHg thì đây được gọi là tiền cao huyết áp. Điều này có nghĩa là bạn đang có nguy cơ bị cao huyết áp nếu không có biện pháp khắc phục. Khi chỉ số huyết áp của bạn cao hơn 140/90 mmHg thì xin chia buồn cùng bạn, bạn đã bị bệnh cao huyết áp. Nhưng đừng vội phiền lòng, đôi khi huyết áp của bạn chỉ cao nhất thời tại một thời điểm, và có thể khi bạn đo huyết áp thì trùng hợp lúc huyết áp đang tăng, Lúc này bạn cũng chưa thể xác định mình bị bệnh cao huyết áp. Điều bạn cần làm là đi đo huyết áp thường xuyên hơn để theo dõi.

Cao huyết áp có triệu chứng ra bên ngoài hay không?

Câu trả lời là hơn 95% người mắc bệnh cao huyết áp không có triệu chứng và trong số người bị bệnh cao huyết áp, hơn 50% người không biết mình mắc bệnh. Cụ thể, theo Viện Kiểm Soát Tim Mạch tại Việt Nam, ở độ tuổi trên 25 tại 8 tỉnh thành đông dân nhất. Có khoảng 5,7 triệu người bị bệnh nhưng không biết mình bị bệnh, có 1,6 triệu người bị bệnh nhưng không chữa bệnh, có 2,4 triệu người chữa bệnh nhưng không thể ổn định.

Với thông tin trên, hi vọng bạn sẽ đi khám sức khỏe tổng quát thường xuyên khi đọc bài viết này. Huyết áp không triệu chứng là huyết áp vô căn(không nguyên nhân). Khác với huyết áp thứ phát có nguyên nhân do bị các bệnh thận, bệnh nội tiết,…

Những biểu hiện của người mắc bệnh tăng huyết áp
Những biểu hiện của người mắc bệnh tăng huyết áp

Người bệnh cao huyết áp nên làm gì?

Cho dù bạn có tiền cao huyết áp hay bị mắc bệnh cao huyết áp thì cũng nên làm những điều sau đây, có thể sẽ giúp bạn sống khỏe hơn mỗi ngày.

  • Ngủ sớm, thức sớm: khi bạn làm điều này, tim mạch cũng như các cơ quan khác được nghỉ ngơi đúng lúc, giúp mang lại cho bạn một sức khỏe tốt hơn.
  • Không sử dụng các chất kích thích: bạn nên ngưng sử dụng các chất như thuốc lá, các chất gây nghiện vì nó sẽ làm cho tinh thần bạn xuống dốc, gây hại cho tim mạch và các cơ quan khác như thận. Đặc biệt trong thuốc lá có Nicotin khiến cho tim đập co bóp nhanh hơn làm huyết áp tăng cao.
  • Sử dụng rượu, bia có giới hạn: không phải bạn không được sử dụng rượu, bia mà phải sử dụng theo liều lượng nhất định. Vì trong rượu, bia có chất làm tăng HDL-Cholesterol (một loại mỡ tốt) giúp giảm nguy cơ đông máu, máu vón cục,… Bạn nên sử dụng 2 ly nhỏ mỗi ngày tầm 60ml(đối với nam giới), 1 ly nhỏ(đối với nữ giới). Bia dưới 720ml và rượu vang dưới 100ml mỗi ngày.
  • Giữ vững cân nặng, vóc dáng và nói không với béo phì: Người mắc bệnh béo phì sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch, làm giảm độ đàn hồi của mạch máu dẫn đến huyết áp cao. Vì thế mọi người cần phải giữ vững vóc dáng, cân nặng của bản thân.
  • Tập thể dục thường xuyên: bạn nên tập thể dục như chạy bộ, đi bộ vào mỗi sáng. Tập các bài thể dục nhẹ mỗi ngày tầm 30 phút. Và có bài thể dục nặng từ 2-3 lần mỗi tuần tùy vào độ tuổi và thể trạng.

Người bệnh cao huyết áp nên tránh ăn gì?

Ông bà ta thường có câu: “Có kiêng có lành” vì thế người bị bệnh cao huyết áp không được sử dụng thực phẩm lung tung. Người bệnh cần phải tránh, hạn chế những món độc hại sau đây:

  • Hạn chế sử dụng muối, natri: mỗi ngày cơ thể chỉ cần cung cấp đủ 15g muối, trong đó 10g muối đã có trong thực phẩm tự nhiên. Vì vậy, bạn nên cung cấp thêm khoảng 5g là an toàn nhất. Hạn chế việc sử dụng nước chấm, các loại đồ ăn đóng hộp.
  • Hạn chế sử dụng thức ăn nhiều chất béo: chất béo có thể sản sinh ra các cholesterol có hại cho sức khỏe và là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh về tim mạch, làm tăng huyết áp. Các loại thức ăn cần tránh xa và hạn chế như mỡ động vật, lồng trứng đỏ, kem sữa,…
  • Không sử dụng quá 5 đồ ngọt trong 1 tuần: Đường khi chuyển hóa vào cơ thể sẽ được tích trữ dưới dạng Lipid, làm tăng mỡ trong máu, gây cao huyết cao.
Người mắc bệnh huyết áp nên kiêng những món này
Người mắc bệnh huyết áp nên kiêng những món này

Người bệnh cao huyết áp nên ăn gì nhiều hơn?

  • Cung cấp lượng vitamin và khoáng chất phù hợp, tốt hơn nếu cung cấp nhiều vitamin B6, B12, D và acid folic sẽ giúp giảm bệnh cao huyết áp.
  • Nên ăn nhiều cá, các loại hải sản, sử dụng dầu cá, dầu thực vật thay thế mỡ động vật như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu olive.
  • Ăn nhiều các loại hạt ngũ cốc, tốt nhất là ăn sáng.
  • Ăn nhiều gạo lứt, rau xanh, quả chín. Không nên xay, ép lấy nước uống mà nên ăn tự nhiên để cung cấp nhiều chất xơ. Rau xanh giúp giảm natri, tăng kali giúp ổn định huyết áp hiệu quả hơn. Các loại rau quả, trái cây tốt như: khoai tây, bơ, dưa hấu, đậu nành,… là nguồn thực phẩm dồi dào kali.

Khẩu phần ăn hợp lý cho người bệnh cao huyết áp?

Bạn cần cung cấp đủ năng lượng cần thiết mỗi ngày, ngoài ra còn bổ sung khoáng chất, vitamin, giàu kali, giảm natri, nhiều chất xơ, hạn chế chất béo bão hòa. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng giúp bạn kiểm soát cao huyết áp tốt hơn còn được gọi là DASH Diet.

  • Ngũ cốc: 6-8 lần/ngày.
  • Rau củ: 4-5 lần/ngày.
  • Trái cây: 4-5 lần/ngày.
  • Thực phẩm ít béo: 2-3 lần/ngày.
  • Các loại đậu, hạt: 4-5 lần/ngày.
  • Các loại thịt, cá: ít hơn 6 lần/ngày.
  • Đồ ngọt: ít hơn 5 lần/tuần.
  • Chất béo và dầu: 2-3 lần/lần.
Khẩu phần dinh dưỡng có lợi cho người mắc bệnh huyết áp cao
Khẩu phần dinh dưỡng có lợi cho người mắc bệnh huyết áp cao

Các nhóm thuốc giúp điều trị hạ huyết áp?

  • Nhóm thuốc lợi tiểu: giảm sự chứa nước trong cơ thể, giảm sức cản của mạch, giảm thể tích huyết tương, giúp hạ huyết áp.
  • Nhóm thuốc chẹn beta giao cảm: giảm sự co bóp tim, làm chậm nhịp tim, làm hạ huyết áp.
  • Nhóm thuốc chẹn canxi: thuốc được thay thế cho chẹn beta đối với người bị co thắt phế quản, mạch vành.
  • Nhóm thuốc ức chế men chuyển(ACE): thuốc trị cao huyết áp cho những người bị đái tháo đường, giúp bảo vệ thận.

Bên trên là 4 nhóm thuốc chính giúp bạn giảm bệnh cao huyết áp. Ngoài ra vẫn còn nhiều nhóm thuốc khác và nhiều loại thuốc khác nhau. Người bệnh có thể tham khảo hoặc tìm hiểu thêm tại bài viết này:

Có phải ai cũng sử dụng thuốc hạ huyết áp như nhau?

Câu trả lời cho câu hỏi trên là không. Mỗi người bệnh cao huyết áp sẽ có những tình trạng khác nhau, chỉ số tâm thu, tâm trương khác nhau, thể trạng, cơ địa khác nhau. Hơn nữa, có người bị bệnh đái tháo đường, bị bệnh thận, bị bệnh tim thì sẽ được dùng các nhóm thuốc khác nhau để điều trị. Vì thế, bạn không thể đưa loại thuốc này cho người bệnh khác. Làm như thế, sẽ gây ra nhiều nguy hiểm hơn cho người bệnh. Tốt nhất là bạn nên đi khám và nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Từ đó sẽ có những đơn thuốc phù hợp với từng đối tượng.

Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh hãy nhớ hỏi bác sĩ cách kết hợp sử dụng thuốc Tây y và Đông y, cùng chế độ dinh dưỡng hàng ngày,… để tăng hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh nhé.

Thuốc điều trị huyết áp không phải ai cũng giống ai
Thuốc điều trị huyết áp không phải ai cũng giống ai

Kết luận

Bệnh cao huyết áp là một loại bệnh cực kỳ nguy hiểm, mang trong người loại bệnh này giống như đang chơi một trò chơi tử thần. Điều quan trọng phải nói đi nói lại, đó là bạn cần đi đo huyết áp định kỳ( ít nhất 2 lần trong năm) để đảm bảo nắm được hiện trạng sức khỏe cơ thể. Kết hợp theo chế độ ăn uống khoa học như bên trên, cùng chế độ tập luyện phù hợp. Cho dù bạn không bị huyết áp cao cũng sẽ giúp bạn tránh được loại bệnh này trong tương lai.

Hy vọng với những chia sẻ trên, sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh cao huyết áp, để có thể bảo vệ sức khỏe của chính mình tốt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *