Ngăn ngừa bệnh mãn tính bằng những thói quen hàng ngày

Thực trạng tỷ lệ người mắc bệnh mãn tính tại Việt Nam và thế giới đang có sự thay đổi rất lớn. Tỷ lệ này ngày càng gia tăng trong những năm gần đây và ngày càng trẻ hóa. Vậy bệnh mạn tính được hiểu là bệnh như thế nào ? Chúng ta có thể ngăn ngừa bênh bằng những thói quen hàng ngày được không ? Hãy đọc qua bài viết sau đây để nắm rõ thông tin và hiểu hơn về bệnh nhé.

Khái niệm về bệnh
Khái niệm về bệnh

Khái niệm – Bệnh mãn tính là bệnh gì ?

Bệnh mãn tính (mạn tính) được định nghĩa là tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe kéo dài được tính bằng từ vài tháng đến hàng năm. Bệnh này không có phương pháp điều trị dứt điểm, không lây nhiễm, không phòng ngừa được bằng vacxin, không phải virus gây ra,… Người mắc bệnh phải được chăm sóc y tế liên tục hoặc thay đổi một số thói quen không lành mạnh hàng ngày để phòng ngừa, kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn.

Theo thống kê của các chuyên gia y tế, bệnh mãn tính như: bệnh tim, ung thư và tiểu đường là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới. Có thể thấy rằng, đây là căn bệnh của thế kỷ 21 ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng.

Hầu hết người mắc bệnh thường bị gây ra bởi một hoặc nhiều tác nhân dưới đây:

– Sử dụng thuốc lá thường xuyên hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá quá nhiều (hút thuốc lá thụ động).

– Sử dụng đồ uống có cồn, có gas quá mức.

– Chế độ dinh dưỡng chưa khoa học, ăn ít trái cây và rau xanh, hấp thụ nhiều chất béo bão hòa mỗi ngày.

– Người lười vận động, không tập luyện thể thao điều độ – đều đặn. Thường những người làm việc văn phòng có nguy cơ mắc bệnh mãn tính cao hơn so với những ngành nghề khác.

– Lối sống không lành mạnh, thường xuyên ăn khuya, sử dụng đồ chế biến sẵn hoặc thức quá khuya.

Ảnh hưởng của bệnh mãn tính đối với sức khỏe như thế nào ?

Bệnh mãn tính thường phát triển rất âm thầm, bệnh chỉ được phát hiện khi đã tiến triển, đi kiểm tra sức khỏe. Người mắc bệnh ở giai đoạn đầu gần như không có biểu hiện. Nếu không phát hiện sớm, bệnh kéo dài sẽ bị những cơn đau hành hạ, khó chịu cả về mặt thể xác lẫn tinh thần. Khi phát hiện bệnh, hãy sớm đến trung tâm y tế để điều trị theo phương pháp y khoa của bác sĩ, từ đó kiểm soát được bệnh tốt hơn. Một số ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe:

Ảnh hưởng của bệnh mạn tính
Ảnh hưởng của bệnh mạn tính

Sức khỏe bị suy giảm nghiêm trọng

Người mắc bệnh mạn tính sức khỏe, thể chất và ngoại hình đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thông thường những người mắc bệnh thường suy nghĩ, lo âu rất nhiều dẫn đến nhiều suy nghĩ tiêu cực. Nếu không sốc lại tinh thần, người bệnh sẽ tự ti, trầm cảm, chán trường, hay nóng giận. Hãy suy nghĩ tích cực để kiểm soát được tình trạng bệnh tốt hơn.

Tài chính bị ảnh hưởng

Gánh nặng về thu nhập, tài chính luôn khiến chúng ta phải đau đầu. Khi mắc bệnh, sức khỏe bị suy giảm, hiệu quả làm việc kém đi, người bệnh không thể làm việc với cường độ như trước. Vì vậy sẽ làm giảm thu nhập của bản thân. Đối với những người liệt giường không những nguồn thu nhập của bản thân bị ảnh hưởng mà những người xung quanh cũng chịu ảnh hưởng. Thêm vào đó, việc điều trị bệnh cũng mất chi phí khá cao gây ra nhiều áp lực.

Chất lượng cuộc sống giảm

Tất nhiên rồi, chẳng ai mắc bệnh kéo dài mà chất lượng cuộc sống lại không bị ảnh hưởng cả. Người bệnh sẽ suy nghĩ nhiều, âu lo, bế tắc, sợ làm phiền đến người thân, cảm giác tự trách,… Những vấn đề đó vô hình nhưng lại làm giảm chất lượng cuộc sống xuống mức nghiêm trọng. Không những thế, với những người bị biến chứng của bệnh mạn tính khiến vận động bị suy giảm cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng cuộc sống bị giảm.

Tinh thần ảnh hưởng

Ngoài những ảnh hưởng trên, tinh thần của người bệnh cũng bị ảnh hưởng theo. Người bệnh thường xuyên có những cảm xúc tiêu cực, đôi khi muốn xa lánh những người xung quanh.

Khi bị mắc bệnh, chúng ta cần lạc quan để sống chung với bệnh, đồng thời điều trị theo liệu trình của bác sĩ để kiểm soát được bệnh tốt hơn. Hãy cứ sống an vui bên người thân, gia đình vì suy nghĩ nhiều tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.

Phòng ngừa bệnh mãn tính bằng những thói quen vô cùng nhỏ

Đôi khi những thói quen vô cùng nhỏ cũng là nguy cơ khiến bản thân mắc các bệnh nguy hiểm. Chúng ta cần phải để ý hơn, sống lành mạnh hơn, từ đó giúp phòng ngừa, kiểm soát tốt tình trạng bệnh của bản thân. Sau đây là một vài lưu ý cho bạn.

Phòng ngừa bệnh như thế nào
Phòng ngừa bệnh như thế nào

Từ bỏ thuốc lá – Nói không với thuốc lào

Không nên sử dụng thuốc lá, thuốc lào bời nó làm tăng nguy cơ các bệnh mạn tính như tim mạch, xơ vữa mạch máu, đột quỵ ung thư phổi,…

Dừng sử dụng thuốc sẽ hạn chế nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe, nhờ đó giảm nguy cơ tử vong. Trong khói thuốc lá có chứa hàng nghìn chất độc hại, trong đó có thành phần nicotin gây ung thư, đột biến gen trong cơ thể.

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh

Ăn uống lành mạnh là biện pháp thiết yếu để phòng ngừa, kiểm soát tốt tình trạng của bệnh. Đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tim và tiểu đường loại 2. Hai bệnh này chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thực phẩm mà cơ thể dung nạp vào.

Hãy có một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh. Tích cực ăn các loại rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, thịt nạc,… Không nên sử dụng những thực phẩm gây hại cho sức khỏe như: đồ chế biến sẵn, cơm hộp, thực phẩm chiên rán,….

Vận đồng thường xuyên và đều đặn

Hoạt động, tập thể dục đều đặn có thể giúp chúng ta ngăn ngừa, hạn chế được một số bênh mãn tính. Do vậy, hầu hết các bác sĩ đều khuyến khích người bệnh thường xuyên đi lại, vận động cho phù hợp với thể trạng, sức khỏe của từng người.

Tốt nhất hãy chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe,… Duy trì hoạt động thể thao khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh hơn, nhanh nhẹn và lạc quan.

Tập thể thao không những giúp phòng ngừa, cải thiện sức khỏe mà còn giúp cơ thể cân đối hơn, hạn chế tình trạng mỡ bụng, máu nhiễm mỡ,…

Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya

Ngủ không đủ giấc là nguyên nhân chính khiến sức khỏe của chúng ta tụt dốc nghiêm trọng. Thức khuya kéo dài sẽ gây ra các bệnh về tim mạch, tiểu đường, béo phì và nguy cơ cao gây ra trầm cảm. Do vậy, bạn nên lắng nghe cơ thể nhiều hơn, ngủ theo nhu cầu của cơ thể. Mỗi ngày nên ngủ từ 7h-8h đồng hồ là tốt nhất.

Hạn chế lạm dụng rượu – bia quá mức

Theo đánh giá y tế thế giới, rượu – bia có tác dụng làm ấm cơ thể, lưu thông khí huyết, làm đẹp da,… Tuy nhiên chúng ta phải sử dụng liều lượng cho phủ hợp. Tại Việt Nam, trong những cuộc nhậu thì hầu như tất cả mọi người đều quá lạm dụng rượu – bia. Điều đó khiến cho các bệnh mãn tính phát triển nhanh, khó kiểm soát. Những người khỏe mạnh lạm dụng đồ uống có cồn quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ các bệnh nguy hiểm.

Thực phẩm hỗ trợ sức khỏe

Có thể nhận định rằng, thực phẩm bổ sung sức khỏe chỉ dùng để hỗ trợ, không phải là thuốc nên không có tác dụng điều trị hay chữa bệnh. Tuy nhiên người bệnh cần kết hợp để kiểm soát và mang lại hiệu quả tốt nhất.

Một trong những sản phẩm được người sử dụng ví như “khắc tinh” của người mỡ máu, tiểu đường, bệnh tim mạch, huyết áp,… đó chính là tinh dầu thông đỏ Hoàng Gia Hàn Quốc (Royal Korean Red Pine).

Giải đáp thắc mắc "có nên mua tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc" của khách hàng
Giải đáp thắc mắc “có nên mua tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc” của khách hàng

Với thành phần dưỡng chất cao, sử dụng tinh dầu thông đỏ đều đặn mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Thành phần Terpinolene (18-26%) trong tinh dầu có khả năng làm sạch thành mạch, hạn chế các mảng xơ cứng và cục máu đông trong máu, giúp máu lưu thông tốt hơn. Công dụng này giúp người sử dụng hạn chế tình trạng đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…

Đọc đến đây, các bạn đã hiểu chi tiết hơn về bệnh mãn tính rồi phải không nào. Để phòng ngừa, cải thiện tình trạng bệnh, hãy thay đổi từ những thói quen nhỏ nhất. Đồng thời nên kết hợp với cách điều trị y khoa để có thể kiểm soát, sống chung được với căn bệnh mạn tính quái ác này. Để biết chính xác tình trạng sức khỏe, kịp thời phát hiện và điều trị bệnh từ sớm, chúng ta nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *