Mục Lục
Tê bì tay chân (tê nhức tay chân) là một phản ứng của cơ thể mà ai cũng đã trải qua. Hiện tượng này sẽ nhanh chóng biến mất chỉ trong vòng vài phút. Trong tình trạng bệnh thường xuyên xảy ra thì rất có thể bạn đã mắc một số bệnh lý. Vậy người thường xuyên bị tê tay – chân cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn nào? Chúng ta cần phải làm gì để nhận biết bệnh và điều trị bệnh ngay từ sớm?
Tê bì tay chân là biểu hiện của bệnh gì?
Tay chân thỉnh thoảng bị tê khi bệnh khởi phát thường có dấu hiệu các đầu ngón tay – ngón chân bị tê, cảm giác như bị tiêm chích, kiến bò. Bệnh có thể trở nặng và kéo dài ảnh hưởng đến sự vận động của người bệnh. Đây cũng là một trong những dấu hiệu phản ánh sức khỏe của cơ thể đang gặp phải như:

Thoái hóa cột sống
Theo thời gian, cột sống của chúng ta bị thoái hóa và bào mòn. Khi đó cơ thể sẽ tạo và tích tụ canxi để khắc phục vấn đề đò. Điều này vô tình gây nên gai cột sống chèn ép các dây thần kinh dẫn đến đau nhức, tê bì ở các chi.
Thoát vị đĩa đệm
Tình trạng thoát vị đĩa đệm rất nhiều người gặp phải, đặc biệt là người trung tuổi, cao tuổi. Khi đó đĩa đệm bị trượt khỏi vị trí ban đầu sẽ chèn ép các mô mềm và dây thần kinh xung quanh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tê tay, tê chân. Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm còn khiến cơ thể đau nhức, đi lại khó khăn.
Thoái hóa khớp
Cũng giống như thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp là tình trạng khớp bị bào mòn, các đoạn xương có thể bị lệch khỏi vị trí ban đầu do mất khả năng kết nối. Từ đó gây tổn thương các mô mềm và rễ thần kinh xung quanh vị trí thoái hóa.
Viêm đa khớp dạng thấp
Các khớp ở tay và chân khi bị viêm nhiễm, sưng tấy, thoái hóa rất dễ dẫn đến bệnh tê bì chân tay, đặc biệt là những người ít vận động, người làm việc văn phòng hay ngồi hoặc đứng quá lâu.
Hội chứng ống cổ tay
Các dây thần kinh đi qua cổ tay bị chèn ép do các gân bị sưng lên, khiến cho cảm giác ở các ngón tay bị suy giảm và hạn chế các cử động, lâu dần dẫn đến tê bì tay.
Viêm đa rễ thần kinh
Do tổn thương hệ thần kinh ngoại biên, gây nên rối loạn cảm giác tại các chi làm cản trở khả năng vận động của người bệnh. Theo thời gian, bệnh cũng có thể gây tình trạng tê bì tay hoặc chân.
Xơ vữa động mạch: Bệnh về tim mạch, đặc biệt là xơ vữa động mạch cũng khiến người bệnh bị tê bì chân tay. Động mạch xơ vữa có các mảng bám trong lòng động mạch làm mạch máu bị thu hẹp, dẫn đến dây thần kinh bị chèn ép, máu kém lưu thông.
Một số nguyên nhân khác gây tê bì chân tay như bị chấn thương, sai tư thế, yếu tố về lối sống,…

Bệnh tê bì tay chân có nguy hiểm hay không?
Biểu hiện của bệnh khi khởi phát rất bình thường, không có triệu chứng gì nghiêm trọng nên người bệnh thường có khuynh hướng xem nhẹ không đi khám bác sĩ. Về lâu dài, triệu chứng trở lên nặng hơn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sóng.
- Cảm giác đau buốt kéo dài, thậm chí người bệnh bị mất ăn – mất ngủ khiến suy giảm sức khỏe trầm trọng.
- Ảnh hưởng đến khả năng vận động của bản thân, làm cho bệnh nhân khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
- Khi không điều trị kịp thời, bệnh còn gây ra các biến chứng nguy hiểm như bại liệt, teo cơ, mất hẳn khả năng vận động,…
- Có thể hình thành các u ác tính chèn ép vào dây thần kinh, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Do đó, khi bạn cảm thấy cơ thể bị tê bì tay chân bất bình thường thì tốt nhất nên gặp các bác sĩ để được chuẩn đoán và tư vấn tốt nhất. Nếu mắc bệnh sẽ có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.
Phương pháp điều trị bệnh tê bì tay chân
Người mắc bệnh tê bì tay chân có thể điều trị và phòng ngừa bằng một số phương pháp sau:
Sử dụng thuốc tây
Để giảm thiểu tình trạng tê bì, đau nhức ở tay chân, mọi người có thể sử dụng thuốc tây được kê đơn/ không kê đơn như: Diclofenac, Morphine, Oxycodone, Codeine,… giúp hỗ trợ giảm viêm – tê ngứa.
Mặc dù sử dụng thuốc tây cải thiện được tình trạng bệnh đáng kể – nhanh chóng, song người bệnh không được tự ý dùng thuốc giảm đau khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Không nên lạm dụng thuốc tây quá nhiều, nó sẽ gây ra hàng loạt những biến chứng nguy hiểm như: suy gan, suy thận, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp,…
Chườm nóng/lạnh
Khi bị đau nhức, tê bì ở vị trí tay chân. Biện pháp khá hiệu quả đó chính là chườm lạnh. Lúc này mạch máu sẽ được co lại, cải thiện được tình trạng tê buốt, đau nhức.
Ngoài chườm lạnh, các bạn cũng có thể sử dụng phương pháp chườm nóng. Đây là biện pháp có thể giúp làm giãn cơ, dây chằng, thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Từ đó giảm cảm giác tê nhanh chóng. Lưu ý nên để nước nóng vào trong 1 chai ở nhiệt độ khoảng 60 độ C là tốt nhất.
Sinh hoạt lành mạnh
Hãy chủ động sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa, cải thiện tình trạng bệnh được hiệu quả hơn.
- Hạn chế căng thẳng, lo lắng quá mức.
- Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, giảm cử động nặng.
- Thể thao đều đặn, thực hiện các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe từng người.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, cần bổ sung cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất, ổn định chỉ số khối cơ thể.
- Từ bỏ những thói quen không tốt, những thói quen nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh như hút thuốc lá, sử dụng nhiều bia rượu,….
Hỗ trợ sức khỏe bằng thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Khi mắc bệnh, ngoài các biện pháp phòng ngừa thì chúng ta nên kết hợp cả Đông & Tây y. Người bệnh có thể tìm hiểu về một số dòng sản phẩm tốt cho bệnh tê bì tay chân như nhân sâm, các loại tinh chất sâm, tinh dầu thông đỏ cao cấp Royal Korean Red Pine.

Phù hợp với người tay chân thường xuyên bị tê bì đó chính là tinh dầu thông đỏ. Sản phẩm được chiết xuất 100%, có khả năng hỗ trợ sức khỏe toàn diện. Sản phẩm được chính phủ Hàn Quốc bảo trợ.
Tinh dầu thông đỏ có khả năng làm sạch thành mạch, đánh tan mảng xơ cứng giúp máu lưu thông tốt hơn. Đồng thời phòng ngừa được bệnh về tim mạch, ổn định được huyết áp, giảm chỉ số cholesterol, đường huyết trong máu, giúp cơ thể cân đối, giữ dáng, cải thiện sức khỏe tổng thể. Các yếu tố này cũng góp phần phòng ngừa, giảm được tình trạng tê bì chân tay cho người sử dụng.
Thực chất, bệnh tê bì tay chân không quá nguy hiểm, nhưng nó lại phản ánh được tình trạng sức khỏe của bản thân một cách phức tạp hơn. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy theo dõi tình trạng bệnh một thời gian. Trường hợp triệu chứng ngày càng nặng hơn thì nên đến ngay trung tâm y tế để được kiểm tra, chuẩn đoán và điều trị kịp thời.