Mục Lục
Mỡ máu cao hiện nay khá phổ biến tại Việt Nam. Chứng bệnh này gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi. Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa lipid, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như: xơ vữa động mạch, đột quỵ,… Những người mỡ máu lâu năm nên sử dụng những loại thuốc Tây đặc trị để ổn định và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu đến mọi người 5 loại thuốc tốt nhất cho người mỡ máu cao lâu năm.
Bệnh mỡ máu cao là gì ?
Bệnh mỡ máu là tình trạng các chỉ số thành phần mỡ có trong máu vượt quá mức giới hạn an toàn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn chuyển hóa lipid như: Chế độ ăn uống, thói quen xấu, di truyền,…
Khi thành phần cholesterol xấu (LDL) trong máu tăng, cholesterol tốt (HDL) giảm sẽ dẫn đến bệnh mỡ máu.

Các chỉ số mỡ máu vượt ngưỡng an toàn:
- Cholesterol toàn phần > 6,2 mmol/L.
- LDL-cholesterol > 4,1 mmol/L.
- Triglyceride > 2,3 mmol/L.
- HDL-cholesterol <1 mmol/L.
Dựa vào những chỉ số này các bác sĩ sẽ biết được tình trạng mỡ máu của bệnh nhân (nặng hay nhẹ). Từ đó kê đơn thuốc và đưa ra những giải pháp tốt nhất cho người bệnh.
Những loại thuốc thích hợp cho người mỡ máu cao lâu năm
Người mỡ máu cao lâu năm sử dụng thuốc Tây là một giải pháp tối ưu. Các chuyên gia khuyên nên kết hợp thêm những thảo dược hỗ trợ mỡ máu để đạt hiệu quả tốt hơn. Sau đây chính là top những loại thuốc tây giúp điều trị mỡ máu, phòng ngừa biến chứng tốt nhất.
Nhóm thuốc hạ mỡ máu Statin
Statin có khả năng chế ức chế HMG CoA reductase – ức chế và ngăn chặn hình thành cholesterol xấu trong máu. Đồng thời, Statin còn làm giảm chất béo trung tính triglyceride và tăng một lượng nhỏ cholesterol tốt HDL.
Một số loại thuốc nhóm Statin giúp hạ mỡ máu nhanh chóng:
- Atorvastatin (Lipitor) chuyên trị bệnh mỡ máu. Sử dụng từ 10-20mg/ngày, liều lượng tối đa 80mg/ngày (tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh) mà bác sĩ chỉ dẫn.
- Fluvastatin (Lescol): Sử dụng từ 20-40 mg/ngày, liều lượng tối đa 80 mg/ngày (tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh) mà bác sĩ chỉ dẫn.
- Lovastatin: Sử dụng từ 20-40 mg/ngày, liều lượng tối đa 80 mg/ngày (tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh) mà bác sĩ chỉ dẫn.
- Pravastatin (Pravachol): Sử dụng từ 20-40 mg/ngày, liều lượng tối đa 80 mg/ngày (tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh) mà bác sĩ chỉ dẫn.
- Rosuvastatin canxi (Crestor): Sử dụng từ 10-20mg/ngày, liều lượng tối đa 40 mg/ngày (tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh) mà bác sĩ chỉ dẫn.
Ngoài ra còn rất nhiều các loại thuốc điều trị mỡ máu cao trong nhóm statin, mọi người có thể tham khảo và tìm hiểu thêm như: Simvastatin (Zocor), Lovastatin với niacin (Advicor),…
Tác dụng phụ khi sử dụng nhóm Statin:
Statin tùy giúp giảm mỡ máu nhanh chóng như bên cạnh đó nó cũng mang lại những tác dụng phụ. Chống chỉ định với người mắc bệnh gan. Một số tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc như:
- Chóng mặt, đau đầu, đau bụng.
- Viêm cơ.
- Men gan tăng cao.
- Táo bón tiêu chảy.
- Không nên ăn bưởi trong thời gian uống thuốc.

Resins – thuốc gắn với acid đường mật
Nhóm thuốc Resins làm giảm cholesterol trong máu nhanh chóng bằng cách loại bỏ cholesterol xấu LDL. Sử dụng cholesterol để tiết mật trong quá trình lưu tiêu hóa. Resins giúp kích thích cơ thể sản sinh nhiều mật hơn, đòi hòi nhiều cholesterol phải tham gia phản ứng, từ đó giúp giảm mỡ máu hiệu quả.
Một số loại thuốc điều trị mỡ máu của nhóm Resins:
- Cholestyramine (Locholest, Prevalite và Questran): Đây là những loại thuốc giúp điều trị bệnh rối loạn mỡ máu hiệu quả. Sử dụng từ 4 -8 g/ngày, liều lượng tối đa 32 mg/ngày (tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh).
- Colesevelam (Welchol): 3750 g/ngày, liều tối đa 4375 mg/ngày (tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh).
- Colestipol (Colestid): 5 -10 g/ngày, liều tối đa 40 mg/ngày (tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh).
Tác dụng phụ khi sử dụng nhóm Resins:
Người có vấn đề về gan hoặc túi mật nên cẩn trọng sử dụng loại thuốc này. Các tác dụng phụ không mong muốn như:
- Táo bón, ợ hơi, ợ nóng.
- Buồn nôn, chóng mặt.
- Khó tiêu,…
Ezetimibe – Nhóm thuốc ức chế hấp thụ cholesterol
Ezetimibe có tác dụng làm ức chế sự hấp thụ cholesterol có chọn lọc của cơ thể. Hạn chế cholesterol xấu LDL bằng cách ngăn chặn sự hấp thu từ ruột. Đồng thời, giúp tăng chỉ số mỡ máu tốt cho sức khỏe HDL và ổn định chỉ số chất béo trung tính Triglyceride.
Ezetimibe (Zetia) – thuốc trị rối loại lipid máu. Liều lượng sử dụng 10mg/ngày.
Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc này:
- Đau cơ hoặc khớp.
- Đau xoang mũi, đau họng.
- Bệnh tiêu chảy.
- Đau ở cánh tay hoặc chân,…
Nhóm thuốc hạ mỡ máu Fibrate
Fibrate có thể sử dụng đơn lẻ hoặc hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị mỡ máu. Nhóm thuốc này làm kích thích PPAR alpha từ đó tăng oxy hóa các axit béo, tăng tổng hợp enzyme LPL, tăng thanh thải các lipoprotein giàu glycerid.
Một số loại thuốc điều trị mỡ máu nhóm Fibrate:
- Thuốc Gemfibrozil (Lopid): 600 mg/ngày.
- Thuốc Clofibrat (Atromid-S): 1000 mg/ngày.
- Thuốc Fenofibrat (Antara, Lofibra và Triglide): 145 mg/ngày.

Một số tác dụng phụ không mong muốn:
Người mắc các bệnh về thận, bệnh túi mật hoặc gan các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng nhóm thuốc fibrat. Các tác dụng không mong muốn bao gồm:
- Táo bón, tiêu chảy.
- Đau đầu, chóng mặt.
- Làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về cơ.
Đây không phải là tất cả những tác dụng phụ khi sử dụng nhóm Fibrat, chỉ là những tác dụng phụ dễ nhận biết và có biểu hiện sớm.
Nhóm thuốc hạ mỡ máu từ axit nicotinic (Niacin)
Niacin hay còn gọi là vitamin B3, giúp giảm mỡ máu nhanh chóng bằng cách kích thích là tăng chỉ số cholesterol tốt HDL, giảm cholesterol xấu LDL trong máu. Khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu nhóm niacin kết hợp cùng statin có thể làm tăng mỡ tốt lên đến 30% hoặc có thể cao hơn. Niacin thường dùng cho những người không dung nạp statin.
Một số loại thuốc hạ mỡ máu của nhóm này:
- Thuốc trị mỡ máu Niacor: 100 mg/dL, liều tối đa 1000 mg/ngày tùy vào từng mức độ bệnh mỡ máu.
- Thuốc giảm mỡ máu Niaspan: 250 mg/dL, liều tối đa 1500 mg/ngày tùy vào từng mức độ bệnh mỡ máu.
- Thuốc Slo-Niacin: 500 mg/dL, liều tối đa 2000 mg/ngày tùy vào từng mức độ bệnh mỡ máu.
Tác dụng phụ khi sử dụng nhóm Niacin:
Sử dụng nhóm Niacin có thể làm tăng lượng đường huyết. Vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường không nên sử dụng những loại thuốc này. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra như:
- Đỏ bừng mặt, cổ
- Ngứa ran bàn chân và chân
- Buồn nôn, tiêu chảy.
- Tăng men gan.
- Loét dạ dày.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Tây điều trị mỡ máu cao
Những người mắc mỡ máu cao khi sử dụng một trong những loại thuốc thuộc 5 nhóm trên cần lưu ý một số vấn đề sau đây.
- Cần phải liệt kê các bệnh nền trong cơ thể cho bác sĩ để bác sĩ điều chỉnh thuốc cho phù hợp, hạn chế tối đa tác dụng phụ.
- Thời điểm sử dụng: Mỗi loại thuốc sẽ có thời điểm sử dụng khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất. Sẽ có loại thuốc uống trước khi ăn, sau khi ăn, uống sáng hoặc tối,… Vì vậy cần phải lưu ý thời gian sử dụng.
- Người mắc bệnh về gan, thận, phụ nữ mang thai và người cho con bú không nên sử dụng những loại thuốc này.
- Không tự ý tăng, giảm liều lượng mà bác sĩ đã kê.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học để hỗ trợ hiệu quả cho bệnh mỡ máu cao.
- Cần thường xuyên thăm khám định kỳ để có giải pháp tốt nhất.

Lời khuyên của các chuyên gia cho người mắc bệnh mỡ máu cao
Các loại thuốc Tây giúp giảm chỉ số mỡ máu hiệu quả, nhanh chóng nhưng cũng có không ít những tác dụng phụ. Tuy nhiên, cholesterol ở mức cao vừa phải hoặc nhẹ thì nên điều chỉnh chế độ ăn uống, sử dụng thảo dược thay vì thuốc Tây. Một số lưu ý cho chế độ sinh hoạt và ăn uống như sau:
- Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo như thịt, da cá, da gia cầm,…
- Ăn nhiều chất xơ hòa tan.
- Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày từ 45-60 phút.
- Không nên sử dụng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá.
- Bổ sung tỏi để giảm cholesterol.
- Áp dụng các loại thảo mộc,…
Những nhóm thuốc điều trị mỡ máu trên phù hợp cho người mắc bệnh mỡ máu cao, lâu năm. Mọi người có thể tham khảo để có giải pháp tốt nhất cho bản thân. Trường hợp mới bị hoặc bị mỡ máu nhẹ các chuyên gia khuyên nên điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục và sử dụng thảo dược tư nhiên để tránh tạo gánh nặng cho gan, thận,… Nên uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng để có hiệu quả tốt nhất.
>> Tham khảo: Giảm cholesterol bằng 7 thảo dược tự nhiên.
>> Tham khảo: Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc chính hãng giúp ổn định mỡ máu.
>> Tham khảo: Top 5 sản phẩm bổ sung sức khỏe tốt nhất trong mùa dịch.