Bệnh Huyết Áp – Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Phòng Ngừa

Sức khỏe của bạn chính là thứ quý giá nhất trên cõi đời này. Không một thứ gì có thể thay thế được. Cho nên, biết chăm sóc bản thân chính là công việc nhận được đồng lương cao nhất. Thế nhưng ngày nay, có một căn bệnh tưởng rằng chỉ xuất hiện ở những người lớn tuổi, lại xuất hiện ở cả những thanh niên trẻ tuổi. Đó là bệnh huyết áp.

Tại bài viết này, chúng tôi chia sẻ đến bạn toàn bộ thông tin về bệnh huyết áp. Chi tiết hơn về nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa bệnh huyết áp như thế nào? Vì thế, để có thể giữ sức khỏe của bản thân an toàn, bạn hãy đọc hết bài viết này để có kiến thức đầy đủ nhất nhé!

Bệnh huyết áp là gì?

Trước khi để bạn hiểu về bệnh huyết áp là gì? Thì bạn cần phải biết được huyết áp trong cơ thể là gì và tại sao bệnh lý huyết áp lại nguy hiểm đến như thế.

Bệnh huyết áp là gì?
Bệnh huyết áp là gì?

Huyết áp là gì?

Huyết áp có thể hiểu một cách đơn giản là áp lực của dòng máu lưu thông trong cơ thể. Nó giống như áp lực của nước chảy trong ống nhà bạn. Nếu như nguồn nước bơm nhẹ, thì áp lực nước sẽ thấp, nhưng nếu như nguồn nước bơm quá mạnh sẽ làm áp lực nước tăng cao và gây vỡ ống. Điều này cũng tương tự như huyết áp cao, sẽ làm cho thành mạch bị tổn thương và có thể vỡ ra bất cứ lúc nào.

Huyết áp trong cơ thể như thế nào?

Huyết áp trong cơ thể vào mỗi thời gian, hoàn cảnh sẽ thay đổi khác nhau. Ở người bình thường, không có bất cứ bệnh lý gì, huyết áp của họ vào ban đêm sẽ thấp hơn huyết vào ban ngày. Khung giờ huyết áp xuống nhất là tầm từ 1 đến 3 giờ sáng. Khi thức dậy vào buổi sáng, huyết áp sẽ cao nhất vào khoảng 8 đến 10 giờ. Tuy nhiên, huyết áp cũng có thể tăng hoặc giảm dựa vào hoạt động, trạng thái cảm xúc của con người.

Khi bạn hoạt động mạnh, dùng sức liên tục như việc chạy bộ, tập gym, chơi thể thao thì huyết áp sẽ tăng lên. Khi bạn tức giận, nổi nóng với một ai đó thì huyết áp cũng tăng lên. Vì thế, hãy sống vui vẻ, tươi cười mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe bạn nhé. Huyết áp sẽ hạ xuống và đạt mức tốt khi bạn được thư giãn đầu óc, nghe nhạc nhẹ nhàng, ngồi thiền.

Huyết áp cũng có thể tăng do bạn sử dụng một số loại thuốc co mạch, hay nhiệt độ lạnh, ăn mặn cũng làm co mạch. Ngược lại, ở môi trường có nhiệt độ cao, làm bạn chảy mồ hôi, hay bạn bị tiêu chảy mất nước cũng sẽ bị hạ huyết áp. 

Khái niệm huyết áp tâm thu, tâm trương?

Huyết áp tâm thu là loại huyết áp cao nhất trong cơ thể, nó gây ra áp lực lên động mạch khi tim co bóp. Huyết áp này sẽ có chỉ số từ 90 đến 140 mmHg.

Huyết áp tâm trương là loại huyết áp tối thiểu, là huyết áp thấp nhất trong mạch máu. Huyết áp này gây ra áp lực lên động mạch khi tim giãn ra, thả lỏng. Huyết áp này có chỉ số từ 50 đến 90 mmHg.

>>> Tham khảo bài viết: tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc loại nào tốt.

Bệnh huyết áp có mấy loại?

Thông thường sẽ có hai loại bệnh lý về huyết áp, đó là cao huyết áp và hạ huyết áp. Bệnh cao huyết áp sẽ nguy hiểm hơn và tỷ lệ người bị bệnh cao huyết áp cũng cao hơn so với bệnh huyết áp thấp.

Bệnh huyết áp có mấy loại? Là những loại nào?
Bệnh huyết áp có mấy loại? Là những loại nào?

Bệnh hạ huyết áp là gì?

Khi chỉ số huyết áp của bạn giảm xuống dưới mức 90/60 mmHg, tức là huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg và huyết áp tâm trương thấp hơn 60 mmHg. Điều đó được xem là bạn đang bị hạ huyết áp hay bị tụt huyết áp.

Nguyên nhân gây ra bệnh hạ huyết áp?

Hạ huyết áp có rất nhiều nguyên nhân như thay đổi tư thế hiện tại, sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng có tác dụng phụ, mất nước. Và các vấn đề hiện có của cơ thể như bệnh tim, mang thai, rối loạn nội tiết tố.

Nguyên nhân hạ huyết áp có thể được chia thành 3 loại chính:

  • Nguyên nhân hạ huyết áp tư thế: lớn tuổi, thiếu máu, mang thai, tim đập chậm, suy tim, nhiễm trùng, rối loạn tuyến giáp, suy thận, giãn tĩnh mạch chi dưới,…
  • Nguyên nhân hạ huyết áp qua trung gian thần kinh: căng thẳng, cảm xúc bị rối loạn, liên kết não và tim bị hạn chế,…
  • Nguyên nhân hạ huyết áp liên quan đến sốc: xuất huyết nặng, sốc tim, sốc nhiễm khuẩn, sốc tắc nghẽn, sốc giãn mạch,…

Ngoài ra, nguyên nhân bạn bị tụt huyết áp là do ăn uống không đầy đủ, không bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, làm việc quá nhiều, mất ngủ,…

Dấu hiệu của bệnh hạ huyết áp?

Bệnh hạ huyết áp ngày nay cũng không thua kém gì bệnh tăng huyết áp. Vì thế, bạn cần nhận biết ngay những dấu hiệu của bệnh hạ huyết áp để không phải hối hận về sau.

Tụt huyết áp gây ra tình trạng thiếu máu đưa đến các cơ quan của cơ thể, và trong đó cũng có oxy. Các tế bào sẽ bị thiếu đi oxy, làm hoạt động không tốt, sẽ gây cho bạn những triệu chứng như:

  • Khi bạn đang nằm, hay đang ngồi, nếu như đột nhiên đứng lên sẽ cảm thấy đôi mắt có hạt tiêu, chóng mặt, hoa mắt. Bạn có cảm giác như mọi thứ xung quanh đang bị đảo lộn và rối tung lên. Đây là trường hợp mà khá nhiều người bị, đặc biệt là nhân viên văn phòng.
  • Bạn có thể không nhìn thấy gì trong từ 1 đến 2 giây, bắt đầu khó chịu, khó thở và có thể ngất xỉu ngay tại chỗ.
  • Mồ hôi lạnh xuất hiện và bắt đầu bạn cảm thấy khó chịu, đau đầu.
  • Tay chân run rẩy, mất sức.
  • Đầu óc không thể tập trung suy nghĩ, hay mơ hồ.
  • Trí nhớ bị suy giảm, không thể nhớ chính xác việc mình làm cách đây không lâu.
  • Thở gấp, tim đập nhanh.
  • Luôn trong trạng thái uể oải, buồn ngủ, đôi mắt lờ đờ.
  • Thở không đều, nhanh và ngắn.
  • Trạng thái chán nản.
  • Cơ thể và da mặt nhạt nhòa, xanh xao.
Dấu hiệu và những biến chứng của bệnh huyết áp cao
Dấu hiệu và những biến chứng của bệnh cao huyết áp

Cách phòng ngừa bệnh hạ huyết áp

Dân gian ta thường có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của bản thân, bạn cần biết cách phòng ngừa bệnh hạ huyết áp.

Các cách phòng ngừa bệnh hạ huyết áp như:

  • Thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày, ăn đầy đủ 3 bữa, tuyệt đối không được bỏ bữa sáng.
  • Thêm muối vào khẩu phần ăn một cách hợp lý, vì muối có thể làm cao huyết áp.
  • Không được sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,…quá nhiều.
  • Bạn nên sử dụng rượu gạo tầm 1 ly nhỏ mỗi ngày để tốt cho tim mạch.
  • Uống nhiều nước, đủ 2 lít mỗi ngày.
  • Ngủ không được để đầu quá thấp, bạn cần ngủ trên gối.
  • Không làm gì quá sức bản thân.
  • Ăn một ít kẹo ngọt để giúp tinh thần tỉnh táo.
  • Không được thay đổi tư thế đột ngột như từ nằm sau đứng.
  • Hít thở sâu, ngủ đủ giấc, ngủ sớm.

>>> Tham khảo: tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc có tốt không.

Bệnh huyết áp cao là gì?

Khi chỉ số đo huyết áp tâm thu của bạn cao hơn 120 mmHg và tâm trương dưới 80 mmHg có nghĩa là bạn đang bị cao huyết áp. Cao huyết áp giai đoạn 1 là khi tâm thu ở mức 130-139 mmHg và tâm trương ở mức 80-89 mmHg. Ở giai đoạn 2, cũng là giai đoạn cao nhất khi tâm thu vượt mức 140 mmHg và tâm trương trên 90 mmHg. Khi này, áp lực của động mạch sẽ làm tổn thương các mạch máu, và có nguy cơ bị vỡ mạch máu.

Nguyên nhân của bệnh huyết áp cao

Trên 95% người trẻ hay già bị tăng huyết áp đều không có nguyên nhân. Chuyên gia gọi vấn đề này là tăng huyết áp vô căn. Tuy nhiên, ở người trẻ thì nguyên nhân tăng huyết áp có thể được kể đến như: bị bệnh thận, bệnh về nội tiết, bệnh về tim mạch, sử dụng thuốc co mạch, dùng cam thảo,…

Những nguy cơ làm tăng huyết áp như: béo phì, ít vận động, uống rượu bia, hút thuốc lá, làm việc nhiều, không có thời gian nghỉ ngơi,…

Triệu chứng của bệnh tăng huyết áp?

Có một số người sẽ không biểu hiện triệu chứng, hoặc không có triệu chứng. Ví dụ như bạn thấy người nhà hoặc hàng xóm bị tăng huyết áp. Nên bạn quyết định đi đo huyết áp và nhận thấy tăng huyết áp nhưng lại không có triệu chứng gì, thì bác sĩ gọi đây là tăng huyết áp do tình cờ.

Những dấu hiệu điển hình của bệnh huyết áp cao
Những dấu hiệu điển hình của bệnh cao huyết áp

3 triệu chứng gợi ý một người có thể bị bệnh cao huyết áp đó là:

  • Những cơn nhức đầu ở đằng sau gáy, vào buổi sáng sớm.
  • Lâu lâu, bị chóng mặt, bị tê bì chân tay, hoặc có những cơn nói đớt.
  • Thấy những nốt ruồi, bóng đen trước mắt.

Nhưng để muốn biết mình thực sự có bị cao huyết áp hay không, thì bạn cần đo huyết áp thường xuyên và định kỳ, ít nhất mỗi năm 2 lần.

Cách phòng ngừa bệnh huyết áp cao

Để có thể phòng ngừa bệnh cao huyết áp sẽ không khó bằng việc điều trị bệnh cao huyết áp. Chỉ cần bạn thực hiệu đầy đủ và tốt nhất những việc làm sau đây, bạn có thể hạn chế tình trạng tăng huyết áp của cơ thể.

  • Hạn chế tình trạng béo phì, luôn duy trì cân nặng ở mức bình thường, cân đối.
  • Điều tiết lại chế độ ăn uống, bổ sung nhiều rau xanh, củ quả, trái cây tươi tốt.
  • Ăn uống đủ bữa, không ăn khuya dễ gây béo phì.
  • Không được ăn dầu mỡ, quá nhiều muối, thịt đỏ, đồ ăn đóng hộp, mì gói.
  • Vận động nhiều, tập thể dục thường xuyên.
  • Ngủ đủ giấc và thức sớm, ngủ sớm.
  • Giữ tâm trạng luôn thoải mái, vui vẻ.

Chúng tôi hy vọng với những chia sẻ về các loại bệnh huyết áp bên trên sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về mức độ nguy hiểm của loại bệnh này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *