Mục Lục
Bệnh ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư rất phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Bệnh này phổ biến ở cả hai giới và thông thường xuất hiện chủ yếu ở người trung tuổi trở lên. Tuy nhiên thì hiện nay bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Vì vậy mỗi chúng ta hãy trang bị cho bản thân những kiến thức hữu ích về bệnh. Đây là tình trạng các tế bào dạ dày tăng trưởng mạnh và mất kiểm soát ở dạ dày. Khối u ác tính này ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và có tỷ lệ tử vong cao nếu phát hiện quá muộn. Dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về bệnh trong bài chia sẻ này nhé.

Người nào có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư dạ dày
Nếu chúng ta không biết cách chăm sóc tốt cho bản thân thì bất kể ai trong số chúng ta đều có nguy cơ mắc bệnh ung thư rất cao. Mặc dù y học ngày càng phát triển, nhưng đến nay bệnh ung thư dạ dày vẫn chưa tìm được nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, những nhóm đối tượng dưới đây sẽ có tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn so với những đối tượng khác.
– Theo nghiên cứu và thống kê của bộ y tế, bệnh ung thư dạ dày xuất hiện ở Nam giới nhiều hơn Nữ giới.
– Nhóm đối tượng từ độ tuổi 45 – 60 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bởi cơ thể phải tiếp xúc với môi trường trong khoảng 60 năm. Tuy nhiên ngày nay căn bệnh này ngày càng trẻ hóa.
– Nhóm đối tượng tiếp theo có nguy cơ mắc bệnh cao là nhóm đối tượng sinh sống ở khu vực không khí, nguồn nước bị ô nhiễm. Các thực phẩm nuôi trồng trong môi trường này cũng sẽ bị nhiễm độc, sau khi dung nạp vào cơ thể các chất độc này đi theo và làm tăng khả năng ung thư.
– Theo gen di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người thân trực hệ như bố – mẹ, ông – bà hoặc anh chị em ruột có người bị mắc ung thư dạ dày thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những gia đình khác.
– Những người đã từng có tiền sử mắc bệnh về dạ dày hoặc đã từng phẫu thuật dạ dày thì nguy cơ bị ung thư dạ dày sẽ cao hơn những người không mắc bệnh về dạ dày.
– Người bị nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây viêm loét dạ dày cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị ung thư cao hơn. Tuy nhiên, chúng ta cũng không cần quá lo lắng vì không phải tất cả những người bị nhiễm khuẩn HP đều bị ung thư dạ dày.
– Thói quen ăn uống hàng ngày cũng là một trong yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh. Nếu không có chế độ ăn uống khoa học thì nguy cơ mắc bệnh dạ dày là rất cao. Ví dụ cụ thể như: người thường ăn mặn, đồ nướng, chiên, thực phẩm nhiều dầu mỡ,… sẽ có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn những người có thói quen ăn uống nhạt, thanh đạm và lành mạnh.
– Ngoài ra một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến dạ dày và làm tăng nguy cơ gây ra tế bào ung thư, u tại dạ dày như: Đồ cay nóng, căng thẳng kéo dài, thức khuya – dậy sớm.

Điểm qua một số dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày
– Cảm giác chán ăn: Nếu bạn mất cảm giác thèm ăn thì cần lưu ý, trong nhiều trường hợp biểu hiện này không đơn thuần chỉ là cảm giác chán ăn thông thường mà nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác, trong đó lưu ý đến bệnh về dạ dày.
– Đầy hơi, tức bụng: Lúc đầu bệnh có dấu hiệu giống viêm loét dạ dày, ban đầu có cảm giác nhâm nhẩm đau bụng, sau đó cơn đau kéo dài và thường xuyên hơn sử dụng thuốc nhưng không thuyên giảm.
– Sụt cân không rõ nguyên nhân trong vòng 1-2 tháng, kèm theo cảm giác chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi thì cũng là dấu hiệu cảnh báo về bệnh liên quan đến dạ dày.
– Nôn ra máu: Đây là biểu hiện chúng ta có thể nhận thấy dễ dàng. Khi thấy trường hợp này, hãy thăm khám ngay tại cơ sở y tế để có thể kiểm soát, điều trị bệnh được tốt nhất.
– Tiếp theo phải kể đến đó chính là tình trạng ợ chua, đầy bụng sau khi ăn. Khi dạ dày gặp vấn đề khả năng co bóp sẽ bị suy giảm, vì vậy cảm thực phẩm dung nạp vào cơ thể lâu tiêu hóa hơn. Khi tình trạng này kéo dài thì nó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày, đau dạ dày hoặc bệnh ung thư có liên quan đến dạ dày.
Các cách phòng ngừa ung thư dạ dày tại nhà
Chúng ta có thể phòng ngừa được căn bệnh ung thư dạ dày tại nhà bằng các biện pháp sau đây:
Điều trị dứt điểm khi bị bệnh dạ dày
Khi bị các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày, đau dạ dày,… thì tốt nhất người bệnh không nên chủ quan mà hãy điều trị để bệnh khỏi dứt điểm. Trong quá trình điều trị cần phải tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ kết hợp với ăn kiêng. Tuyệt đối không được thay đổi thuốc hoặc liều lượng khi chưa được phép của bác sĩ. Việc thay đổi điều lượng hoặc loại thuốc có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, từ đó làm việc điều trị trở lên khó khăn.
Hãy duy trì chế độ ăn khoa học – lành mạnh
Chế độ ăn là yếu tố tác động trực tiếp đến sức khỏe của bạn, đặc biệt là dạ dày. Nếu chế độ ăn uống thiếu khoa học thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh về dạ dày hoặc khiến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Lưu ý, hãy nhai kỹ để giảm bớt áp lực cho dạ dày.
Ngược lại, nếu bạn duy trì được chế độ ăn khoa học – lành mạnh thì cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn và đây cũng là cách để phòng tránh các bệnh về dạ dày.

– Nên loại bỏ các thực phẩm có hại như: các đồ chế biến sẵn, đồ ăn mặn, thực phẩm nhiều dầu mỡ,… Đặc biệt, chúng ta nên tránh xa những thực phẩm lên men như cà muối, dưa muối, các đồ cay – nóng hoặc đồ uống có cồn như rượu – bia.
– Bổ sung những thực phẩm tốt cho dạ dày, nên dung nạp những thực phẩm mềm và các loại rau, củ, quả có chứa nhiều vitamin và chất xơ.
– Duy trì thói quen nhai kỹ, ăn chậm và đúng giờ, tuyệt đối không nên bỏ bữa. Đây là những bí kíp giúp giảm áp lực cho dạ dày, từ đó hạn chế và phòng tránh được các bệnh về dạ dày, đặc biệt là ung thư dạ dày.
Vận động – tập luyện thể thao đều đặn
Ngoài chế độ ăn uống thì vận động – tập luyện cũng quan trọng không kém. Hãy tập luyện, vận động thường xuyên mỗi ngày để tăng cường thể lực, nâng cao sức bền cơ thể, tăng sức đề kháng. Theo nghiên cứu thì tốt nhất nên vận động, chơi thể thao 30-45 phút mỗi ngày. Tập luyện thể thao đều đặn là một thói quen tốt để phòng ngừa nhiều loại bệnh.
Giữ tinh thần thoải mái
Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về dạ dày. Do đó, hãy luôn giữ tinh thần tích cực, vui vẻ để hạn chế bệnh. Để tinh thần luôn vui tươi, các bạn có thể áp dụng một số biện phát như: tập yoga, ngồi thiền, nghe nhạc hoặc làm những gì bản thân thích,…
Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
Hãy hạn chế tiếp xúc với môi trường độc hại, bị ô nhiễm bởi đây là nguyên nhân gây hàng loạt các bệnh ung thư ác tính trong đó có ung thư dạ dày. Nếu làm việc trong môi trường có chất độc hại thì mọi người nên mặc đầy đủ quần áo bảo hộ để tránh nhiễm độc vào cơ thể.
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ tinh dầu thông đỏ
Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc là một trong những sản phẩm giúp hỗ trợ, phòng ngừa hiệu quả một số bệnh như: các bệnh về tim mạch, xơ vữa động mạch, mỡ máu, tiểu đường, ung thư – u,…
Sản phẩm chiết xuất tự nhiên, nguyên liệu cao cấp kết hợp với công nghệ chiết xuất hiện đại giúp tinh dầu có hàm lượng dưỡng chất cao, độ tinh khiết tuyệt đối. Theo nghiên cứu, để có thể chiết xuất được 1 viên thông đỏ phải cần 2,7kg lá thông đỏ hạng A. Sản phẩm có chứa khoảng 5000 dưỡng chất, vitamin, có khả năng hỗ trợ sức khỏe vượt trội với gần 200 công dụng khác nhau.

Trong tinh dầu thông đỏ có chứa 3 thành phần cực kỳ quý hiếm đó chính là Terpinolene, 3-Carene, Limonene. Các thành phần này giúp khử trùng – kháng viêm, tăng cường hô hấp, chống oxy hóa mạnh mẽ và cân bằng gốc tự do trong cơ thể. Gốc tự do là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư, u trong cơ thể.
Trên đây là một số thông tin về ung thư dạ dày, hi vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Hãy chăm sóc sức khỏe tốt hơn để phòng ngừa bệnh tật, hạn chế ung thư. Các chuyên gia sức khỏe hàng đầu tại Việt Nam khuyến nghị tất cả mọi người nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để biết được thực trạng sức khỏe của bản thân. Việc tầm soát định kỳ còn giúp chúng ta sớm phát hiện bệnh và đưa ra phương pháp điều trị từ sớm giúp khắc phục được bệnh một cách triệt để.