Dành cho người huyết áp thấp, các bước cần thực hiện khi bị hạ huyết áp !

Huyết áp thấp là một bệnh lý phổ biến, thường xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi và phụ nữ sau quá trình mang thai – sinh nở. Bệnh lý này có mối liên kết chặt chẽ với sức khỏe tim mạch, do đó dù huyết áp tăng hay giảm quá ngưỡng cho phép đều tiềm ẩn những nguy cơ có hại cho cơ thể. Không những vậy những biểu hiện khi cơ thể bị giảm huyết áp đang thực sự ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Triệu chứng của huyết áp ấp là gì?
Triệu chứng của huyết áp ấp là gì?

Những triệu chứng thường thấy của người huyết áp thấp

Cơ chế hoạt động của huyết áp là giúp máu từ tim được bơm và cung cấp, nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Ở người khỏe mạnh, chỉ số huyết áp ổn định được duy trì ở mức 120/80mmHg. Trường hợp huyết áp đo được dưới ngưỡng 90/60mmHg, trong đó huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90mmHg, tâm trương nhỏ hơn 60mmHg, thì được xem là hạ huyết áp.

Vào lúc này, huyết áp giảm đột ngột kéo theo các cơ quan nội tạng không được tiếp nhận đủ lượng máu cần thiết sẽ phát sinh ra các triệu chứng bất thường. Cụ thể là cơ quan não bộ khi bị thiếu máu, oxy và dinh dưỡng sẽ phát truyền ra những tín hiệu đầu tiên gồm có đau đầu, choáng váng, hoa mắt, chóng mặt; người bệnh nếu bị nặng hơn có thể là ngất xỉu hôn mê, mất tự chủ và khả năng kiểm soát. Tình huống bệnh phát nặng không kịp thời cấp cứu, bệnh nhân dễ bị biến chứng trở nặng sang tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, nguy hiểm tới tính mạng.

Ngoài ra thì người bệnh nếu không chữa trị sớm sẽ phải đối mặt với những triệu chứng mệt mỏi kéo dài, suy giảm thị lực, mắt mờ, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, da lạnh và tái sẽ gây cản trở tới sinh hoạt thường ngày; một số người trẻ sẽ bị ảnh hưởng tới chất lượng học tập và làm việc, dễ bị mất tập trung nên dễ bị căng thẳng, stress, cuối cùng là khả năng bị trầm cảm cao.

Nguồn gốc của bệnh lý huyết áp thấp do đâu ?

Trước tiên cần xác định việc hạ huyết áp ở mỗi người là khác nhau, triệu chứng nặng nhẹ khác nhau, nguồn gốc bệnh cũng khác nhau. Hiện nay có thể chia nguyên nhân gây bệnh giảm huyết áp thành 2 nhóm là do sinh lý và bệnh lý:

  • Nguyên nhân hạ huyết áp do sinh lý

+ Yếu tố di truyền quyết định nguy cơ hạ huyết áp của người bệnh, xuất phát từ việc thừa hưởng gen huyết áp thấp từ bố mẹ, ông bà hoặc người thân trong dòng họ.

+ Yếu tố môi trường: ảnh hưởng từ vị trí địa lý, nơi sinh sống ở trên đồi núi, địa hình trên cao hay môi trường bị ô nhiễm nặng nề cũng là căn nguyên bệnh lý.

Nguyên nhân huyết áp thấp
Nguyên nhân huyết áp thấp
  • Nguyên nhân hạ huyết áp do bệnh lý

+ Do ảnh hưởng của các bệnh lý về tim mạch như suy tim, hở van tim khiến cơ tim bị suy giảm chức năng, không tạo đủ áp lực bơm máu cho cơ quan trong cơ thể.

+ Do ảnh hưởng của suy giảm chức năng ở tuyến giáp và tuyến thượng thận, dẫn đến rối loạn nội tiết tố, rối loạn nhịp tim và huyết áp. Ở thể này huyết áp cũng có thể tăng hoặc giảm, hoặc không ổn định.

+ Do thiếu dinh dưỡng, do người bệnh bị đói, ăn uống không đủ chất, bị mất nước sẽ gây hạ huyết áp.

+ phụ nữ đang mang thai các cơ quan nội tạng bị chèn ép nhường chỗ cho thai nhi, khiến máu được bơm đi không đều cũng sẽ dẫn đến giảm huyết áp. Đặc biệt khi thai nhi càng lớn thì mẹ bầu cần cẩn trọng mỗi khi đứng lên ngồi xuống, khi đang nằm ngồi dậy.

+ Do biến chứng của bệnh lý tiểu đường.

+ Do thay đổi tư thế đột ngột, não bộ không nhận được đủ lượng máu dẫn tới việc bị hoa mắt, chóng mặt. Trường hợp này thì chỉ cần nghỉ ngơi một lúc, cơ thể sẽ tự điều tiết máu trở lại trạng thái bình thường.

+ Do tác dụng phụ của các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc dành cho người bị Parkison,… hoặc do dùng thuốc không có chỉ định, quá liều cho phép.

Làm gì khi xuất hiện các triệu chứng của huyết áp thấp

Trường hợp nếu người bệnh bị giảm huyết áp nhẹ và không thường xuyên có thể thực hiện ngay các bước sau đây:

Những đồ uống, thực phẩm không lo tụt huyết áp
Những đồ uống, thực phẩm không lo tụt huyết áp
  • Ngay khi khởi phát dấu hiệu choáng đầu, ngồi nghỉ tại chỗ, nếu có giường và chỗ nằm tiện nghi có thể tự nằm hoặc nhờ người giúp nằm xuống nghỉ, kê gối nằm thấp và kê chân cao hơn cổ, nới lỏng quần áo, để máu được lên não nhanh hơn.
  • Nếu có người hỗ trợ có thể nhờ pha cho một cốc sữa nóng (sữa đặc có đường), hoặc các loại trà có tính ấm như trà gừng, trà cam thảo giúp làm nóng người, cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể; hoặc ăn kẹo ngọt, chocolate cũng giúp cải thiện tình hình, bảo vệ mạch máu. Nếu có thuốc hay thực phẩm cân bằng huyết áp cũng có thể sử dụng ngay lúc này.
  • Thực hiện các biện pháp xoa dầu, mát xa vùng trán thái dương để thư giãn, kích thích não bộ.
  • Sau khi tình trạng đã được cải thiện hơn người bệnh nên ngồi dậy từ từ, vận động tay chân, đầu cổ nhẹ nhàng, không nên đi tắm nước nóng ngay sau đó.

Trường hợp nếu người bệnh hạ huyết áp đột ngột dẫn tới ngất xỉu, hôn mê cần bình tĩnh xử trí đặt người bệnh nằm tại chỗ, nới lỏng đồ dùng và liên hệ cơ sở y tế gần nhất, thông báo tình trạng của người bệnh kèm theo các tiền sử bệnh lý như tiểu đường, huyết áp, tim mạch nếu có.

Phòng ngừa huyết áp thấp hiệu quả

Nếu người bệnh thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ hạ huyết áp cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, bổ sung thực phẩm cần thiết cho sức khỏe tim mạch và cải thiện lối sống theo hướng tích cực. Cụ thể như sau:

  • Về chế độ ăn uống

+ Khi bị giảm huyết áp, không chỉ lượng máu tụt mà lượng nước trong cơ thể cũng bị hạ, do vậy người bệnh sẽ kèm theo cảm giác khát nước. Do vậy để ngăn chặn tình trạng hạ huyết áp đột ngột, cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

+ Đa dạng thực phẩm tiêu thụ cho cơ thể, cung cấp đủ năng lượng, dinh dưỡng và vitamin thiết yếu. Nên bổ sung các loại thịt đỏ như thịt bò, trứng và rau xanh vì chúng chứa nhiều vitamin B12 có vai trò quan trọng trong sản sinh hồng cầu.

+ Không nên ăn quá nhạt, đảm bảo lượng muối cần thiết cho cơ thể.

+ Bổ sung thêm thực phẩm có tính chất ổn định huyết áp, cải thiện tình trạng tuần hoàn máu. Khuyến khích uống tinh dầu thông đỏ Hoàng Gia Royal Korean Red Pine mỗi ngày 1-2 viên. (Đây là sản phẩm được chuyên gia y tế tin dùng trong giảm mỡ máu, hòa tan cholesterol xấu tiềm tàng trong lòng mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông của máu; đồng thời phòng đái tháo đường và biến chứng của đái tháo đường lên sức khỏe tim mạch).

+ Hạn chế thức uống có cồn (rượu bia), thực phẩm chứa các chất độc hại (thuốc lá) và thực phẩm tính hàn đối với người huyết áp thấp như nhân sâm, rau cải, cà chua.

Mẹo giúp hạ huyết áp hiệu quả
Mẹo giúp hạ huyết áp hiệu quả
  • Về sinh hoạt hàng ngày

+ Tập thể dục thường xuyên giúp làm săn chắc và bền mạch máu, giúp ổn định huyết áp. Tối thiểu tập 30 phút mỗi ngày, 3 lần 1 tuần, tránh tập vào điều kiện thời tiết khắc nghiệt, quá nóng hay quá lạnh.

+ Vận động nhẹ nhàng, xoa bóp cơ thể trước khi ngủ và sau khi ngủ dậy giúp lưu thông máu ổn định.

+ Ngủ đủ giấc, ngủ khoa học, ngủ sớm và dậy sớm.

+ Tránh ngồi bắt chéo chân, ngồi một chỗ hay một tư thế quá lâu.

+ Dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ.

+ Nếu có tiền sử và nghi ngờ huyết áp thấp, cần đo huyết áp mỗi ngày và thực kiểm kiểm tra tổng quát sức khỏe định kỳ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *