Mục Lục
Bệnh tim mạch xuất hiện âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời người bệnh có thể gây tử vong. Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ tử vong do mắc bệnh lý về tim mạch ngày càng tăng mạnh, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển. Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển và có tỷ lệ người mắc bệnh lý về tim mạch rất cao. Theo thống kê tại Việt Nam cho thấy, cứ 4 người thì có 1 người có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tổng quát về bệnh lý tim mạch trong bài viết dưới đây.
Khái niệm về bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch là bệnh lý do rối loạn của tim và mạch máu. Khi mạch máu bị hẹp sẽ làm suy yếu khả năng làm việc của tim. Đây là một trong những bệnh lý khá phổ biến hiện nay và ngày càng trẻ hóa. Bệnh lý về tim mạch đang là nỗi ám ảnh của toàn thế giới. Một số bệnh lý về tim mạch như: động mạch vành, cơ tim, loạn nhịp tim và suy tim,…
Bệnh lý về tim mạch gây hẹp, xơ cứng và tắc nghẽn mạch máu, hạn chế quá trình lưu thông máu và oxy đến các tế bào trong cơ thể. Từ đó khiến các cơ quan bị ảnh hưởng và bị ngừng trệ.
Bệnh tim mạch có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính. Người cao tuổi có tỷ lệ mắc bệnh về tim mạch cao hơn người trẻ. Theo thống kê của tổ chức y tế Thế Giới (WHO) cho biết, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh tim mạch ngày càng cao, đặc biệt ở những nước đang phát triển.
Hiện nay, với những bệnh lý tim mạch thì chưa có bất kỳ loại thuốc nào có thể chữa khỏi được. Người bệnh phải sử dụng thuốc kiên trì đến suốt cuộc đời. Chúng tôi luôn khuyên mọi người hãy chăm sóc tốt cho bản thân, thường xuyên tập luyện thể thao để có một sức khỏe tốt nhất. Hãy nhớ rằng “phòng bệnh hơn chữa bệnh” mọi người nhé
4 cấp độ của bệnh tim mạch
Cấp độ của bệnh lý tim mạch được thể hiện ở 4 cấp độ khác nhau. Trong y học đã chia các cấp độ và tình trạng từng cấp độ như sau:
Cấp độ 1: Suy tim cấp độ 1 được coi là suy tim tiềm tàng và là mức độ nhẹ nhất. Ở giai đoạn này biểu hiện bệnh lý chưa rõ ràng, người bệnh vẫn hoạt động thể lực và sinh hoạt bình thường. Cấp độ 1 người bệnh rất khó phát hiện để phòng ngừa và điều trị bệnh.
Cấp độ 2: Suy tim cấp độ 2 là mức nhẹ, ở giai đoạn này người bệnh bị hạn chế một số hoạt động thể lực. Biểu hiện ở cấp độ 2 là người bệnh không thấy hiện tượng gì khi nghỉ ngơi, nhưng khi hoạt động thể thao hoặc gắng sức sẽ khó thở, mệt mỏi, đánh trống ngực.
Cấp độ 3: Suy tim cấp độ 3 là mức độ khá nguy hiểm, khi người bệnh ở giai đoạn này sẽ có nhiều triệu chứng hơn, bị hạn chế nhiều hoạt động thể lực hơn. Biểu hiện là bị khó thở, tức ngực ngay cả khi hoạt động nhẹ, tình trạng sẽ thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Ở cấp độ này, số lần nhập viên của người bệnh thường xuyên hơn.
Cấp độ 4: Suy tim cấp độ 4 là giai đoạn nguy hiểm nhất. Người bệnh ở cấp độ này không có khả năng thực hiện bất kỳ hoạt động thể lực nào. Trường hợp này rất nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, có thể dẫn đến đột quỵ, tử vong. Suy tim cấp độ 4 tái phát ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi.
Suy tim cấp độ 1, 2 là giai đoạn nhẹ gần như không có biểu hiện, hoặc nếu có thì vẫn chưa rõ ràng. Phần lớn người bệnh sẽ không phát hiện được bệnh ở cấp độ này, trường hợp khám sức khỏe tổng quát sẽ phát hiện ra bệnh sớm.
Sang cấp độ 3, 4 là cấp độ nguy hiểm, bệnh đã chuyển biến nặng, các triệu chứng thường thấy là tức ngực, khó thở, phù nề,… làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nguyên nhân của bệnh tim mạch
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch, trong đó thói quen sinh hoạt hàng ngày là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bệnh lý. Một số nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch như:
– Chế độ ăn uống không lành mạnh: Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh về tim mạch và nhiều bệnh khác. Việc sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa cholesterol, đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn,… sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch như: mạch vành, xơ vữa mạch máu,…
– Hút thuốc lá: Chất Nicotine có trong thuốc lá chính là nguyên nhân gây co thắt các mạch máu, làm giảm quá trình lưu thông máu, lâu ngày gây hẹp thành mạch.
– Lười vận động, thể dục thể thao cũng là một trong các nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc bệnh lý về tim mạch.
– Căng thẳng kéo dài làm nghiêm trọng thêm các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim.
– Người huyết áp cao, đái tháo đường, máu nhiễm mỡ,… có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cao hơn người bình thường.
– Một yếu tố nữa đó chính là di truyền, nếu gia đình có tiền sử người mắc bệnh tim thì tỷ lệ con cái mắc bệnh liên quan đến tim cao hơn so với người bình thường,…
Dấu hiệu nhận biết của bệnh tim mạch
Một trong những dấu hiệu sau đây sẽ là tiền đề để mọi người chuẩn đoán bệnh. Trong số những triệu chứng này, có một số dấu hiệu của các bệnh lý khác. Trường hợp mọi người thấy bản thân xuất hiện một trong các dấu hiệu sau thì nên đi khám sức khỏe tổng thể nhé!
Khó thở: Đây là biểu hiện đầu tiên và dễ dàng cảm nhận được nhất. Triệu chứng này xuất hiện từ từ và tăng lên khi cơ thể hoạt động quá sức.
Đau tức ngực: Khi thấy ngực có cảm giác bị đè nặng, ngực bị đau tức là dấu hiệu của bệnh tim mạch, tuy nhiên biểu hiện này cũng xuất hiện ở các bệnh lý khác.
Cơ thể tích nước, phù nề: Triệu chứng phù nề do tim mạch thường có biểu hiện phù tím, phù mền. Dấu hiệu bắt đầu từ hai gan bàn chân.
Cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức: Cảm thấy mệt mỏi, cơ thể bị kiệt sức ngay cả khi làm việc nhẹ nhàng thường ngày. Đây là dấu hiệu của thiếu máu đến tim, phổi.
Đi tiểu đêm: Đi tiểu nhiều lần/ ngày đặc biệt tiểu về đêm là dấu hiệu của bệnh lý tim mạch. Ban đêm cơ thể dịch chuyển lượng nước tích tụ trong cơ thể đến thận thông qua mạch máu. Lúc này, thận thay vì nghỉ ngơi phải làm việc tăng công suất, đào thải lượng nước tích tụ ra bên ngoài.
Đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu là triệu chứng thường thấy của người bị suy tim, thiếu máu não,…
Cách phòng ngừa bệnh tim mạch
Để phòng ngừa, giảm tần suất nhập viện và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh tim mạch, người bệnh nên tuân thủ những vấn đề sau:
Thay đổi lối sống
Lối sống ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh, người bệnh cần có một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để hạn chế, phòng ngừa nguy cơ về bệnh tim mạch. Hãy loại bỏ những thói quen xấu như: hút thuốc, sử dụng rượu bia,…
Cân bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp, hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa nhiều cholesterol bão hòa, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán,… Tích cực tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh lý tim mạch.
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Đối với những người mắc bệnh tim mạch ở cấp độ 3, 4 thì việc sử dụng thuốc điều trị là không thể tránh khỏi. Người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kê đơn, không tự ý thay đổi loại thuốc, thay đổi liều lượng thuốc.
Nên uống thuốc đều đặn, đúng giờ, việc uống thuốc vào thời gian cố định sẽ làm tăng hiệu quả của thuốc trong quá trình điều trị. Hiện nay, bệnh tim mạch chưa có thuốc điều trị dứt điểm, người bệnh phải sống chung với thuốc cả đời.
Phòng ngừa, hỗ trợ bằng thảo mộc tự nhiên
Không phải trường hợp nào người bệnh cũng phải sử dụng thuốc Tây. Các chuyên gia hàng đầu về tim mạch chia sẻ, đối với người bệnh ở cấp độ 1 có thể cải thiện, phòng ngừa bằng thảo mộc và thay đổi lối sống hàng ngày. Việc quá nạm dụng vào thuốc Tây vô hình dung sẽ tạo gánh nặng cho gan và thận.
Có rất nhiều loại thảo mộc tự nhiên có khả năng phòng ngừa, hỗ trợ rất tốt cho tim mạch như: trà xanh, ca cao, táo mèo, nho, việt quất, thông đỏ,… Trong đó tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc đang là sự lựa chọn số 1 cho người huyết áp, tim mạch, mỡ máu.
Sản phẩm từ Hàn Quốc, là một trong những sản phẩm cao cấp được chính phủ Hàn Quốc bảo hộ về chất lượng. Hiện nay, mọi người không cần phải đi du lịch để xách tay sản phẩm này về Việt Nam nữa. Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc đã chính thức được nhập khẩu về Việt Nam, được kiểm định nghiêm ngặt của bộ y tế. Đặc biệt, VHP Ginseng là đơn vị duy nhất nhập khẩu và phân phối độc quyền dòng tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Royal Korean Red Pine về Việt Nam.
Trên đây là một số thông tin tổng quát về bệnh tim mạch, mong rằng bài viết này sẽ hữu ích đối với quý độc giả. Ngay từ hôm nay, hãy tạo cho bản thân một kế hoạch về dinh dưỡng, thực đơn, chế độ tập luyện để có một cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa được các bệnh nguy hiểm nhé. Khi thấy cơ thể có dấu hiện bất thường, hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, từ đó kịp thời chuẩn đoán và có phương pháp điều trị tốt nhất.
Một số liên kết hữu ích: